Internal Link là gì? Hướng dẫn xây dựng liên kết nội bộ thúc đẩy SEO
Internal link có ý nghĩa rất quan trọng với SEO, thực tế Google sẽ xem xét các internal link khi xếp hạng trang web của bạn.
Không phải ai cũng hiểu được nếu tối ưu internal link đúng cách, hiệu quả SEO mang lại sẽ rất đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, internal link thường không được đánh giá cao và không được chú trọng nhiều bởi chúng khá dễ thực hiện.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn tất tần tật về internal link, giải đáp mọi thắc mắc internal link là gì? Những lợi ích mang lại? Phân loại internal link, những lưu ý và hướng dẫn cách tối ưu SEO bằng internal link cực hiệu quả.
Nếu bạn thực sự quan tâm đến những vấn đề vừa nêu trên, đừng bỏ lỡ nhé!
1. Internal link là gì?
Internal link hay còn gọi liên kết nội bộ, là hình thức liên kết các trang khác nhau trên cùng một website hoặc tên miền.
Thêm liên kết nội bộ sẽ cho phép bạn tạo hệ thống phân cấp trang web, thúc đẩy lưu lượng truy cập qua toàn bộ trang web và khuyến khích người dùng duy trì thời gian truy cập nhiều hơn trên trang web của bạn.
Thông thường, internal link được ứng dụng nhiều trong việc chia sẻ giá trị liên kết hoặc điều hướng về một nội dung nào đó. Điều này giúp cải thiện hiệu quả và thứ hạng xuất hiện của website trên trang kết quả tìm kiếm.
Internal link thường tập trung nhiều vào những liên kết trong nội dung mặc dù việc điều hướng về trang web hay menu website cũng được tính là liên kết nội bộ.
2. External link là gì?
Trái ngược với Internal link – Liên kết nội bộ trong trang web thì external là liên kết ra bên ngoài, đến những trang web khác tên miền, khác chủ sở hữu. External link gồm 2 loại chính là inbound link và outbound link. Cụ thể:
- Inbound link: Là các liên kết từ những trang web khác trỏ về trang web của bạn. External link còn được gọi là backlink, bạn không thể kiểm soát được inbound link trừ khi bạn sở hữu nhiều trang web vệ tinh và tự ý đi link giữa chúng.
- Outbound link: Là các liên kết từ trang web của bạn trỏ đến những trang web khác. Với outbound link bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.
3. Lợi ích của liên kết nội bộ là gì?
Tại sao nói liên kết nội bộ – Internal link có ý nghĩa rất quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả SEO? Để giải đáp hãy cùng điểm qua những lợi ích nổi bật của Internal link dưới đây!
Internal Link thúc đẩy SEO
Lợi ích đầu tiên của internal link chính là thúc đẩy hiệu quả SEO. Sự uy tín của trang web trên internet có thể chuyển đổi từ web này sang web khác nhờ các đường link liên kết theo quy tắc cơ bản nhất.
Chẳng hạn, khi trang A được tín nhiệm và liên kết với trang B thì trang B cũng sẽ được tín nhiệm, đồng nghĩa với việc nếu thứ hạng của trang A cao cũng kéo theo thứ hạng của trang B cao. Chính vì vậy, cần chú trọng đến internal link để đạt hiệu quả SEO như mong muốn.
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn trang liên kết để tối ưu hiệu quả SEO nhờ các internal link:
- Lựa chọn liên kết đến những trang uy tín, có độ tín nhiệm cao. Thông thường trang chủ sẽ là trang được tín nhiệm nhất, do đó bạn có thể link từ trang chủ đến những trang khác trên cùng website để nâng cao uy tín, thứ hạng.
- Lựa chọn liên kết cho những trang có khả năng lên top cao, những trang này thường đã được xếp hạng nhưng thứ hạng không cao, khi có thêm sự tín nhiệm nhờ internal link sẽ lên top cao hơn. Bạn có thể kiểm tra khả năng lên top của trang bằng Ahrefs.
Bên cạnh lợi ích thúc đẩy SEO, internal link còn giúp tăng khả năng thu thập thông tin của Google. Điều này có ý nghĩa thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Thu thập thông tin trang web là quá trình phần mềm tự động “thu thập dữ liệu”, việc thêm liên kết giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng khám phá tất cả các trang trên trang web của bạn, có nghĩa là trang web của bạn sẽ hiển thị thường xuyên hơn trong kết quả tìm kiếm.
Điều hướng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Một trang web thường có hai loại nội dung chính:
- Thứ nhất là những nội dung hữu ích, thiết thực nên thu hút được nhiều lượng truy cập và có thứ hạng cao
- Thứ hai là những nội dung kêu gọi, thôi thúc hành động và có khả năng chuyển đổi cao.
Bạn có thể sử dụng internal link để liên kết giữa hai loại nội dung này, tức là liên kết từ trang có lưu lượng truy cập cao đến trang kêu gọi hành động.
Về khía cạnh Marketing, điều này có ý nghĩa tác động đáng kể giúp người dùng có thể trở thành khách hàng tiềm năng và thậm chí là người mua hàng của bạn.
Mặt khác, bạn cũng có thể liên kết trang có nhiều truy cập đến những trang đang cần tăng thứ hạng.
Sự tín nhiệm và lượng truy cập sẵn có sẽ giúp thu hút thêm nhiều traffic hơn và nâng cao thứ hạng cho trang web cần SEO. Có thể kiểm tra trang nào có nhiều traffic tại phần hiệu suất trên website của bạn.
Thúc đẩy CTA, kêu gọi hành động
Điều mà mọi quản trị trang web đều mong muốn đạt được chính là làm thế nào để có thật nhiều khách truy cập. Việc sử dụng internal link để nhắc nhở, thúc đẩy người dùng thực hiện tương tác, hành động theo mong muốn là cực hiệu quả.
Hãy tiến hành đầu tư vào nội dung bài viết, liên tục tung ra những bài viết có nội dung hấp dẫn, thiết thực và bổ ích.
Sau đó dùng những dẫn chứng thuyết phục, cụ thể để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, dẫn dắt người dùng một cách khéo léo để họ thực hiện hành động trên trang web đúng ý bạn.
Một số hành động mà người dùng có thể thực hiện như: Gọi điện, nhắn tin, đăng ký theo biểu mẫu có sẵn trên trang hoặc tại bài viết đó.
4. Các loại hình Internal Link là gì?
Để ứng dụng hiệu quả và thành công, bạn cần hiểu rõ được các loại hình internal link cùng với cách hoạt động, nơi xuất hiện của chúng. Hiện tại có 3 loại hình internal link chính thường gặp nhất như dưới đây!
Navigation links – Liên kết điều hướng
Liên kết điều hướng hay navigation link là loại hình internal link có tác dụng tạo ra một trang web cấu trúc nhằm mục đích chính là điều hướng. Navigation link giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn, thường sẽ được triển khai trên toàn bộ trang web.
Để giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy những nội dung mà họ quan tâm, mong muốn tìm hiểu, đa số doanh nghiệp sẽ đặt liên kết điều hướng xuất hiện ngay tại menu chính, tại thanh bên hoặc phần chân của trang web.
Vị trí của liên kết điều hướng càng đơn giản, càng dễ thấy sẽ càng tối ưu được hành trình của khách hàng.
Contextual links – Liên kết ngữ cảnh
Contextual link được hiểu là những liên kết nội bộ phân theo ngữ cảnh. Liên kết này thường sẽ xuất hiện tại các mục, các bài viết chứa nội dung chính và trỏ đến những trang liên quan khác mà bạn mong muốn người dùng chuyển đến.
Cần chú ý làm nổi bật contextual link để thu hút người dùng dễ dàng nhìn thấy và nhấp vào.
Để tận dụng tối đa hiệu quả của internal link, một gợi ý cho bạn là nên tìm hiểu thêm và nằm lòng chức năng cũng như cách thức xuất hiện của các loại contextual link khác nhau trước người dùng.
Trong đó, đang chú ý là text links hay liên kết văn bản. Các từ hoặc cụm từ trong nội dung chính được liên kết đến trang thông tin liên quan.
Thông thường text links xuất hiện dưới dạng văn bản màu xanh lam có thể có gạch chân. Text links cũng là loại liên kết điển hình nhất trong chiến lược SEO bằng internal link.
Cần hiểu rõ chức năng các loại contextual link để khai thác hiệu quả tối đa
Site-wide or footer links – Liên kết toàn trang và chân trang
Liên kết toàn trang và chân trang có tác dụng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của trang web, thường xuất hiện tại vị trí cuối trang.
Chân trang của một trang web thường bao gồm thông tin liên hệ, liên kết đến các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thông tin trong nội bộ trang.
5. Thiết lập chiến lược SEO Internal Link hiệu quả
Internal link rất đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách sẽ không khai thác được hiệu quả tối đa và kết quả SEO mang lại không được như mong đợi.
Vậy làm thế nào để sở hữu chiến lược SEO với internal link hiệu quả nhất? Đừng bỏ qua những chia sẻ với 7 bước cụ thể dưới đây!
Bước 1: Xác định trang cần Internal Link
Trang cần internal link hay còn gọi là landing page, là trang đích mà bạn mong muốn điều hướng người dùng chuyển đến. Xác định landing ngay từ đầu giúp bạn định hướng được chủ đề và từ khóa.
Từ đó sẽ có kế hoạch bài viết hỗ trợ phù hợp và hiệu quả nhất. Thông thường trang cần internal link đều là những trang chứa từ khóa rộng và có mức độ tìm kiếm cao.
Bước 2: Liệt kê các cụm chủ đề, từ khóa
Sau khi tìm được trang cần internal link ở bước 1, bạn nên tiến hành liệt kê ra những cụm chủ đề, từ khóa để định hướng nội dung phù hợp cho trang.
Đây sẽ là trang chính cho chủ đề mà bạn đã chọn và các trang khác có liên quan đều là những nội dung mang tính hỗ trợ nhằm tạo thêm chiều sâu, làm rõ cho chủ đề.
Muốn vậy, các trang hỗ trợ cần được gắn internal link trỏ về trang chính. Điều này cũng nhằm thể hiện tính liên kết và cho thấy rằng trang chính mới là nơi có thẩm quyền nhất và mới là nguồn nội dung trọng tâm.
Trước khi đi link bạn có thể tự xác định trang trung tâm sau đó xây dựng danh sách trang con theo ý mình.
Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan đến nội dung của trang cần trỏ Link
Có nên đặt anchor text trùng với từ khóa chính? Đây là nỗi băn khoăn của không ít người khi tìm hiểu hoặc bắt đầu triển khai chiến lược SEO với internal link.
Thực tế, với external link việc sử dụng từ khóa chính xác với anchor text sẽ vi phạm nguyên tắc của Google trong quản trị trang web. Tuy nhiên, với internal link thì điều này là được phép, không có vấn đề gì.
Bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây khi lựa chọn anchor text để đạt được hiệu quả SEO tốt nhất:
- Cố gắng lựa chọn anchor text đa dạng: Đa dạng hóa anchor text giúp đi link được tự nhiên, hiệu quả hơn việc dùng đi dùng lại một anchor text trùng với từ khóa chính và tránh việc bị phạt.
- Chú ý đến độ dài của anchor text: Từ một từ khóa chính có thể đưa ra nhiều biến thể dài hơn sử dụng làm anchor text.
Điều này góp phần thúc đẩy tăng thứ hạng cho cụm từ khóa trên trang. Nội dung và độ dài của các biến thể từ khóa không giới hạn miễn phù hợp với xu hướng mà người dùng đang tìm kiếm.
- Đảm bảo mức độ liên quan của anchor text: Hãy linh hoạt sử dụng anchor text một cách tự nhiên nhất, không bắt buộc phải cứng nhắc khớp hoàn toàn với một phần nội dung nhất định.
Một mẹo nhỏ cho bạn để tìm thêm nhiều từ khóa mở rộng chính là sử dụng công cụ Google Search Console với phần báo cáo hiệu suất.
Tuy những từ khóa này không được xếp hạng cao nhưng nếu sử dụng làm anchor text cho các liên kết nội bộ phù hợp có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.
Bước 4: Liên kết các trang thẩm quyền
Trong danh sách trang trên website sẽ có một vài trang có thẩm quyền hơn, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để mang lại lợi thế, tối ưu SEO hiệu quả hơn.
Có thể đánh giá thẩm quyền tương đối của các trang trên website dựa vào độ mạnh của hồ sơ backlink bằng công cụ Moz, Ahrefs hoặc công cụ phân tích backlink của SEMrush.
Các trang có liên kết bên ngoài trỏ về là những trang có thẩm quyền nhất. Thông thường, trang có thẩm quyền nhất trên website là trang chủ.
Bạn có thể sử dụng internal link để liên kết đến một số trang liên quan khác từ trang có thẩm quyền nhằm chuyển giao vốn liên kết sẵn có trên đây. Điều này giúp điều hướng người dùng theo đúng ý bạn và nâng cao hiệu quả SEO như mong đợi.
Hãy bắt đầu phân tích và xây dựng danh sách các trang dựa vào thẩm quyền để đưa ra chiến lược liên kết thích hợp nhất, hiệu quả nhất!
Bước 5: Thêm liên kết nội bộ từ nội dung trước đó
Xác định được trang thẩm quyền còn có ý nghĩa với việc tăng thứ hạng các trang khác trên cùng website bằng cách đưa ra những chiến lược liên kết đúng đắn, phù hợp.
Từ những trang có nhiều liên kết giá trị trên website, bạn hãy xác định mức độ liên quan với các trang cần tăng thứ hạng hoặc chứa nội dung quan trọng. Sau đó thực hiện các liên kết nội bộ để từng bước đạt được mục tiêu đặt ra.
Một lưu ý cần nhớ khi thêm liên kết nội bộ là với những trang web có nội dung không liên quan đến nội dung trang thẩm quyền thì không nên liên kết.
Bước 6: Sửa các liên kết hỏng
Nếu trang web của bạn không chứa nhiều liên kết, hãy chú trọng khai thác nội dung mới bằng cách tham khảo nội dung các trang web có thẩm quyền. Từ đó xác định cơ hội, tạo liên kết nội bộ có liên quan nhằm mục đích tối ưu SEO.
Với những từ khóa thuộc nội dung mới bạn cũng có thể tiến hành tìm kiếm trên Google, tham khảo các trang có nội dung liên quan để liên kết đến trang web của bạn.
Ít nhất nên có hai hoặc ba internal link trong mỗi phần nội dung mới mà bạn khai thác, đồng thời những liên kết này cần được liên kết từ trang có thẩm quyền.
Ngoài ra, sửa lỗi các liên kết hỏng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tối ưu hiệu quả SEO. Liên kết hỏng sẽ hiển thị dưới dạng 404 và sẽ dẫn người dùng cùng hệ thống thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm đến những trang web không tồn tại.
Vậy, làm thế nào để sửa các liên kết hỏng? Cách đơn giản nhất chính là bạn hãy xóa bỏ liên kết này hoặc thay thế nó bằng liên kết dẫn đến trang có thể trực tiếp giải quyết nó.
Bước 7: Sử dụng liên kết Dofollow
Liên kết dofollow là giá trị nằm trong thuộc tính HTML có tác dụng hướng dẫn hệ thống thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm ghi nhận việc đặt liên kết và hiểu website được trỏ đến đang nói gì.
Sử dụng liên kết dofollow nhằm tăng traffic, tăng độ phủ của anchor text và định hình được những từ khóa trên landing page, từ đó cũng thúc đẩy tối ưu hiệu quả SEO.
Tuy vậy, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng liên kết dofollow bởi nếu liên kết này không trỏ từ đúng kênh hoặc trỏ từ các website kém chất lượng hoặc không liên quan sẽ gây ra tác dụng ngược, rất bất lợi cho SEO.
Ngoài ra, nếu quá lạm dụng liên kết dofollow có thể dẫn đến spam hoặc liên quan đến các tác vụ thủ công không mong muốn.
6. 6 Điều cần tránh trong xây dựng Internal Link
Bất kể bạn đã làm SEO trong bao lâu, nếu không để ý cẩn thận có nhiều khả năng trang web của bạn sẽ bị cản trở bởi các lỗi internal link phổ biến không đáng có. Dưới đây là những điều cần tránh khi xây dựng internal link, cùng điểm qua nhé!
#1. Đừng lạm dụng nó
Tất cả chúng ta đều mong muốn giảm tỷ lệ thoát, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được nhiều giá trị liên kết nhất có thể cho trang web của mình. Khi bạn càng có nhiều nội dung, bạn càng tìm thấy nhiều cơ hội để thêm liên kết, điều này vốn dĩ là một lợi thế rất hữu ích.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ nên xây dựng internal link ở mức độ vừa đủ, không quá lạm dụng chúng. Nếu có quá nhiều liên kết nội bộ, bạn sẽ làm loãng xếp hạng trang web của mình và nội dung trên trang rất dễ bị đánh giá là spam.
Hơn nữa, khi người dùng có quá nhiều lựa chọn để nhấp, họ có thể sẽ không nhấp vào bất cứ thứ gì. Hiệu quả chuyển đổi sẽ không được như mong đợi.
Thực tế, không có một con số chính xác để chỉ ra rằng một bài đăng cần bao nhiêu liên kết nội bộ. Bởi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng chữ, độ dài bài viết hoặc nội dung, chủ đề, từ khóa của bài viết là gì.
Chính vì vậy, chỉ nên thêm các liên kết mà bạn cho rằng chúng có liên quan nhất và sẽ cung cấp một số giá trị cho người dùng.
#2. Không lạm dụng kỹ thuật silo
Silo hiểu nôm na là kỹ thuật cơ bản để tách một nội dung trên trang web thành nhiều dạng nội dung khác nhau. Các nội dung có liên quan với nhau sẽ được xếp vào cùng một silo.
Điều này cũng có tác dụng giúp Google hiểu rõ website của bạn đồng thời tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích là khi xây dựng internal link bạn cần tránh lạm dụng kỹ thuật này. Bởi nó có thể khiến khả năng sáng tạo của bạn bị giới hạn, hiệu quả liên kết bị hạn chế rất nhiều.
Đừng cố gắng chèn các liên kết vào nội dung không liên quan và cũng đừng giới hạn bản thân bằng việc phụ thuộc vào các silo.
#3. Không để quá nhiều liên kết vào điều hướng và chân trang của bạn
Điều này chủ yếu để cải thiện trải nghiệm người dùng hơn là xếp hạng, nhưng ngày nay UX cũng đi đôi với hiệu quả SEO. Nếu bạn cố gắng đưa hàng trăm danh mục phụ vào điều hướng của mình, sẽ không có khách hàng nào có thể tìm thấy thứ họ muốn để click vào.
Ngoài ra, sẽ rất khó để Google xác định được mục đích trang web là gì, từ đó có khả năng website không được đánh giá cao. Thay vì vậy, hãy giữ cho điều hướng chính của bạn được rõ ràng, riêng biệt và hạn chế liên kết nội bộ đến các trang quan trọng nhất trên website.
Chân trang thường được dành riêng cho các liên kết thông tin về công ty như “Giới thiệu về chúng tôi”, “Chính sách quyền riêng tư” hay các trang mạng xã hội. Do đó, không nên để quá nhiều liên kết tại phần điều hướng chính cũng như phần chân trang của website.
#4. Không sử dụng các công thức liên kết nội bộ phức tạp
Đã có một số thuật toán cực kỳ phức tạp được thiết kế để tạo xếp hạng trang (PageRank). Đó là những mô hình cũ dựa trên các khái niệm lỗi thời về cách Google xếp hạng trang web.
Những mô hình này không tính đến ngữ cảnh, mức độ liên quan hoặc trải nghiệm người dùng và chúng đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại.
Internal link hay liên kết nội bộ hiện nay được thực hiện với thao tác cực đơn giản, bạn không cần phức tạp hóa bằng những công thức hay mô hình thuật toán cũ. Hãy làm những gì tốt nhất, dễ dàng nhất và tối ưu trải nghiệm nhất cho người dùng.
#5. Không liên kết đến các trang khác nhau với cùng một văn bản liên kết
Đây là trường hợp phổ biến thường gặp, đôi khi điều này xảy ra chỉ vì bạn sợ sử dụng các từ khóa chính xác trong văn bản liên kết của mình. Do đó sẽ mặc định các từ như “nhấp vào đây” hoặc “trong bài đăng này”.
Tuy nhiên việc liên kết đến các trang khác nhau với cùng một văn bản liên kết không được khuyến khích khi xây dựng internal link.
Bởi chúng sẽ tạo ra rất nhiều bài đăng tương tự đều nhắm mục tiêu đến cùng một từ khóa. Kết quả là sẽ không có trang web nào của bạn được xếp hạng với từ khóa mục tiêu đó.
#6. Đừng lãng phí nước trái cây của bạn
#6 Đừng lãng phí Link Juice của bạn
Bạn có biết URL nào trên trang web của mình có PA (Page Authority) hoặc UR (Url Rating) cao nhất không?
Khi bạn đang tích cực xây dựng liên kết đến các trang mục tiêu cụ thể, bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các liên kết khác đã có được độ tăng trưởng tự nhiên nhất định.
Bạn nên kiểm tra các trang được liên kết hàng đầu của mình ít nhất là hàng quý. Có thể sử dụng Ahrefs Top Pages vào mục Links Report. Công cụ này sẽ giúp bạn phát hiện ra nội dung đang thu hút tự nhiên các liên kết tuyệt vời để tái tạo thành công của chúng.
Đồng thời bạn có thể nắm bắt giá trị đó và truyền tải nó trên toàn website của mình một cách hiệu quả hơn.
7. Các công cụ và plugin hỗ trợ tạo Internal Linking
Cùng sự phổ biến của SEO nói chung và internal link nói riêng như hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều công cụ, plugin hỗ trợ với các tính năng, ưu điểm vượt trội. Dưới đây là những công cụ, plugin được sử dụng nhiều nhất.
Ahrefs
Một bộ công cụ được sử dụng phổ biến được yêu thích nhất hiện nay trong việc ứng dụng phân tích website, kiểm tra và xây dựng backlink chính là Ahrefs. Dưới đây là 3 bước đơn giản để kiểm tra internal link của một bài viết bất kỳ bằng Ahrefs:
- Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào công cụ Ahrefs
- Bước 2: Sau khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản Ahrefs, bạn hãy chọn ra một bài viết với nội dung bất kỳ trên website mà bạn muốn sử dụng Ahrefs để kiểm tra backlink.
Nhập url bài viết vào ô tìm kiếm -> Chọn internal link backlink. Kết quả trả về có cột Anchor and backlink – Đây là những link đã đi internal link và anchor text.
- Bước 3: Xuất dữ liệu thành file excel để dễ theo dõi trên máy tính bằng cách nhấn nút Export trên màn hình.
Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ hỗ trợ thu thập các thông tin bao gồm hình ảnh, liên kết,…. giúp bạn dễ dàng thống kê, phân tích, đánh giá một trang web một cách nhanh chóng nhất.
Dưới đây là các bước hướng dẫn kiểm tra internal link của một bài viết bất kỳ bằng công cụ Screaming Frog. Cụ thể:
- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng trên máy tính của bạn
- Bước 2: Sau khi tải và cài đặt thành công, bạn mở Screaming Frog lên, chọn và nhập vào ô tìm kiếm một bài viết có nội dung bất kỳ thuộc website bất kỳ mà bạn mong muốn kiểm tra internal link. Tiếp đến nhấn chọn Start để hiển thị kết quả.
- Bước 3: Ở phần kết quả hiển thị bạn click vào dòng đầu tiên của cột Address -> Nhấn chọn Internal để xem được với bài viết bạn lựa chọn kiểm tra ở trên, có những bài nào đã đi internal link và anchor text?
- Bước 4: Lưu dữ liệu phân tích được về máy tính bằng cách nhấn nút Export trên màn hình.
Yoast SEO premium
Yoast SEO premium là công cụ đặc biệt hữu ích cho liên kết nội bộ. Giúp đề xuất các trang để liên kết đến dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với tên miền của bạn cũng như mức độ liên quan nội dung của chúng với nội dung trên trang của bạn.
Công cụ liên kết nội bộ Yoast không chỉ tìm kiếm các từ khóa phù hợp trên trang. Thực tế, nó thường gợi ý thêm liên kết đến các trang ngay cả khi từ khóa mục tiêu không được đề cập trên trang nhờ khả năng phân tích sự trùng lặp nội dung.
Do đó, có thể nói rằng công cụ này không hoàn hảo. Nếu bạn sử dụng cụm từ CTA nhất định nhiều lần sẽ rất dễ bị nhiễu. Hãy cẩn trọng và tin tưởng vào khả năng phán đoán của mình khi sử dụng Yoast SEO premium.
8. Kết luận
Như vậy, những chia sẻ trên đã điểm qua tất tần tần kiến thức cơ bản cần nắm về internal link là gì? Phân loại? Cách ứng dụng và những lưu ý khi xây dựng internal link để tối ưu SEO và các công cụ, plugin hỗ trợ internal link hiệu quả.
Mong rằng đây đều là những thông tin hữu ích dành cho bạn và giúp bạn phần nào giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến internal link nói chung. Có thể thấy, không quá khó khăn để xây dựng internal link cho website của bạn mà hiệu quả chúng mang lại cực đáng để đầu tư, chú trọng.
Do đó, muốn website được tối ưu, tăng cao thứ hạng xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, hãy tập thói quen sử dụng internal link đúng cách, tránh phạm phải các sai lầm đã chia sẻ ở trên.
Bài viết Internal Link là gì? Hướng dẫn xây dựng liên kết nội bộ thúc đẩy SEO thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi admin.
source https://fiexmarketing.com/seo/internal-link-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét