12 Yếu tố xếp hạng của Google SEO giúp vượt mặt đối thủ

Vào tháng 4 năm 2020, Backlinko đã phân tích 11,8 triệu kết quả tìm kiếm của Google để trả lời câu hỏi:

“Những yếu tố nào tương quan với thứ hạng của công cụ tìm kiếm trang đầu tiên?”

Backlinko đã xem xét nội dung. Backlinko đã xem xét các backlink. Backlinko thậm chí còn xem xét tốc độ trang.

Với sự giúp đỡ của đối tác dữ liệu Ahrefs, cuối cùng họ đã khám phá ra một số phát hiện thú vị về các yếu tố xếp hạng chính của Google.

Cụ thể như sau:

1. Tên miền có thẩm quyền được đánh giá bằng sức mạnh tổng thể backlinks trên website (đo lường bằng Domain Rating của Ahrefs) có ảnh hưởng NHIỀU với xếp hạng từ khóa cao hơn.

2. Số lượng Backlinks trỏ đến một trang có ảnh hưởng NHIỀU đến thứ hạng từ khóa.

Trên thực tế, vị trí số 1 trên Google có số lượng backlink nhiều hơn trung bình 3,8 lần so với vị trí #2 – #10.

3. Nội dung toàn diện có “Content Grade – Cấp độ nội dung” cao (được chấm bởi Clearscope), VƯỢT TRỘI hơn đáng kể so với nội dung không chuyên sâu về một chủ đề nào.

4. Tốc độ tải trang (được đo bằng Alexa) ÍT ảnh hưởng đến thứ hạng các kết quả trên trang nhất Google.

5. Số lượng backlinks từ nhiều tên miền khác nhau liên kết đến một trang có ảnh hưởng NHIỀU với thứ hạng.

6. Phần lớn các thẻ Title trong Google khớp chính xác hoặc một phần với từ khóa mà chúng xếp hạng

Tuy nhiên, không tìm thấy mối tương quan nào giữa các trang trên trang 1 Google qua việc sử dụng từ khóa trong thẻ tiêu đề.

7. Quyền hạn của trang – Page Authority (được đo bằng URL Rating của Ahrefs) ít ảnh hưởng đến xếp hạng trên Google.

8. Số lượng chữ trong 10 kết quả hàng đầu được phân bổ đồng đều. Kết quả trang nhất Google trung bình chứa 1.447 từ/bài.

9. Kích thước trang HTML ÍT ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google. Nói cách khác, các trang có kích thước lớn vẫn có cùng cơ hội được xếp hạng như các trang nhẹ.

10. Độ dài URL ảnh hưởng một chút đến thứ hạng từ khóa. Cụ thể, các URL ngắn có xu hướng có một chút lợi thế xếp hạng so với các URL dài hơn.

11. Schema markup (Cấu trúc dữ liệu) không ảnh hưởng NHIỀU với thứ hạng cao hơn.

12. Các trang web có “Time On Site” trên mức trung bình có xu hướng xếp hạng cao hơn trong Google. 

Cụ thể, các trang web có thời gian trên trang từ 3 giây trở lên tương quan với việc xếp hạng một vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Và những kết luận này đều dựa theo các dữ liệu mà chúng ta sẽ đi vào chi tiết ngay sau đây.

1/ Tên miền có thẩm quyền có xu hướng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google

Như đã nói ở trên: Tổng thể các liên kết có thẩm quyền trên website có tương quan chặt chẽ với thứ hạng cao.

Và nhìn chung, trung bình chỉ số Domain Rating tăng theo vị trí SERP.

Nói cách khác, website của bạn càng có vị trí trên trang nhất cao thì Domain Rating cũng có xu hướng tăng.

Trên thực tế, mức độ thẩm quyền tổng thể của một trang web (Domain Rating) có mối tương quan chặt chẽ hơn với thứ hạng so với thẩm quyền của chính trang đó (URL Rating).

Bài học rút ra ở đây: Domain Rating cao hơn sẽ ảnh hưởng NHIỀU đến thứ hạng tốt hơn trên trang nhất Google. Do đó, tên miền có độ thẩm quyền sẽ có lợi thế đáng kể trong SERPs.

Một trong những phát hiện thú vị nhất từ phân tích này là có rất ít trang có chứa backlink: 95% tổng các trang không có backlink nào.

Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu ngày trước của Backlinko và BuzzSumo về 912 triệu bài đăng trên blog, cho thấy khoảng 94% nội dung không có backlink.

Trên thực tế, có ít trang chứa backlink đến mức mà các trang “không có backlink” bắt đầu làm lệch dữ liệu. Vì vậy, đối với yếu tố xếp hạng này, Backlinko quyết định thực hiện 1 phân tích cụ thể để loại trừ các trang không có backlink.

Và không có gì đáng ngạc nhiên khi họ phát hiện ra rằng các trang có tổng số backlink cao nhất thì có xu hướng xếp hạng tốt nhất trong Google.

Họ cũng nhận thấy rằng các kết quả vị trí số 1 có số lượng backlink trung bình nhiều hơn 3,8 lần so với các kết quả xếp hạng # 2- # 10.

Đúc kết lại: Mặc dù Google tiếp tục bổ sung tính đa dạng cho thuật toán của mình, nhưng có vẻ như Số lượng và chất lượng backlink vẫn là một tín hiệu xếp hạng quan trọng.

3/ Nội dung toàn diện có tương quan chặt chẽ với thứ hạng cao hơn

Nhiều chuyên gia SEO khẳng định rằng nội dung toàn diện hoạt động tốt nhất trên Google.

Vậy bạn hiểu thế nào là Nội dung toàn diện?

Nội dung toàn diện tức là: “Cung cấp một lượng nội dung thích hợp cho chủ đề của bạn.” – được giải thích bởi Google.

“Việc tạo ra nội dung chất lượng cao cần một lượng đáng kể của ít nhất một trong những yếu tố sau: thời gian, nỗ lực, chuyên môn và tài năng / kỹ năng. Nội dung phải thực sự chính xác, rõ ràng và được viết toàn diện. Ví dụ như nếu bạn đang viết về một công thức nấu ăn, hãy đem đến một công thức hoàn chỉnh dễ làm theo thay vì chỉ một bộ nguyên liệu hoặc mô tả cơ bản về món ăn.”

Và trong nghiên cứu này, một nội dung toàn diện bao gồm toàn bộ chủ đề trên một trang có thể có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với thứ hạng.

Backlinko quyết định đưa giả định này vào thử nghiệm. Cụ thể, họ đã chạy một tập hợp con của tập dữ liệu 11,8 triệu URL đầy đủ của mình thông qua công cụ phân tích nội dung Clearscope.io.

Phân tích sau cùng cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa “Content Grade – Cấp độ nội dung” (được chấm bởi Clearscope) và thứ hạng của Google, đối với cả kết quả trên máy tính để bàn lẫn thiết bị di động.

Trên thực tế, khi nhìn vào 30 kết quả hàng đầu, điểm Content Grade càng tăng thì thứ hàng càng cao. Điều này cho thấy một sự ảnh hưởng lớn giữa Content Grade và thứ hạng website.

Ví dụ: Website PaleoLeap.com:

Như tôi đã chia sẻ 12 yếu tố ở trên, trang web này sở hữu nhiều yếu tố quyết định đến thứ hạng cao trên Google, như từ khóa chính xác trong thẻ Title và thẻ H1, Domain Rating trên Ahrefs là 73.

Tuy nhiên, trang này chỉ xếp thứ 9 cho từ khóa: “Paleo diet breakfasts” (Bữa sáng ăn kiêng Paleo).

Và một trong những lý do khiến thứ hạng SEO chưa tốt là do Content Grade của Paleo Leap tương đối thấp.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có xác nhận được việc nội dung toàn diện có tác động trực tiếp đến thứ hạng hay không.

Có thể là Google luôn thích những nội dung mà họ cho là toàn diện. Hoặc có thể người dùng hài lòng hơn với các trang cung cấp cho họ câu trả lời đầy đủ cho truy vấn của họ, dẫn đến Time On Site lâu hơn và giảm thiểu Bounce Rate nên đã được Google đánh giá cao.

Vì đây là một nghiên cứu về mối tương quan nên không thể xác định lý do cơ bản đằng sau mối quan hệ này chỉ từ dữ liệu của họ.

Đúc kết lại: Viết nội dung toàn diện, chuyên sâu có thể giúp các trang xếp hạng cao hơn trong Google.

4/ Tốc độ tải trang không có mối tương quan với thứ hạng

Google đã sử dụng tốc độ trang web như một tín hiệu xếp hạng chính thức kể từ năm 2010.

Và bản cập nhật liên quan đến tốc độ gần đây của Google, “Cập nhật tốc độ” (Speed Update) năm 2018, được thiết kế để giúp cho người tìm kiếm trên các thiết bị di động tải trang nhanh hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: Liệu tốc độ trang web có tương quan với thứ hạng thực tế của Google không?

Backlinko đã sử dụng tốc độ tên miền của Alexa để phân tích thời gian tải trung bình của 1 triệu tên miền từ tập dữ liệu của họ. Nói cách khác, họ không trực tiếp đo tốc độ tải của các trang riêng lẻ trong tập dữ liệu của mình. Backlinko chỉ đơn giản là xem xét tốc độ tải trung bình trên toàn bộ miền.

Nhìn chung, họ không tìm thấy mối tương quan nào giữa tốc độ trang web và thứ hạng của Google:

Thoạt nhìn, phát hiện này có thể gây bất ngờ. Xét cho cùng, tốc độ tải trang là một tín hiệu xếp hạng đã được xác nhận của Google. Biết được điều đó, bạn sẽ mong đợi rằng các trang nhanh hơn thường xếp hạng cao hơn các trang chậm hơn.

Tuy nhiên, các dữ liệu đã “vẽ” nên một bức tranh khác. Và khi bạn đào sâu hơn một chút, sự thiếu vắng mối quan hệ này có ý nghĩa.

Khi Google công bố Bản cập nhật tốc độ của họ, họ đảm bảo chỉ ra rằng bản cập nhật này phần lớn ảnh hưởng đến các trang cực kỳ chậm.

Và bản cập nhật nói chung có thể không có tác động như vậy.

Nói tóm lại, thuật toán của Google dường như làm giảm thứ hạng các trang cực kỳ chậm so với các trang nhanh.

Và phân tích của họ cho thấy rằng tốc độ tải trang trung bình cho một kết quả trang đầu tiên là 1,65 giây.

Phân tích tốc độ trang web trước đây của họ cho thấy rằng trang trung bình mất 10 giây để tải trên máy tính để bàn và 27 giây để tải trên thiết bị di động.

So với điểm chuẩn đó, tốc độ tải trung bình 1,65 giây là cực kỳ nhanh.

Và bởi vì 10 kết quả hàng đầu có xu hướng tải tương đối nhanh, chúng dường như không bị ảnh hưởng bởi các bản cập nhật tốc độ khác nhau của Google.

Chìa khóa rút ra: Kết quả trang đầu tiên trung bình của Google tải trong 1,65 giây. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối tương quan nào giữa tốc độ trang web và yếu tố xếp hạng của Google.

5/ Số lượng Referral Domain dường như có ảnh hưởng đến thứ hạng

Tôi đã từng nói chuyện với nhiều chuyên gia SEO và họ cũng đồng ý rằng việc nhận được nhiều backlink từ cùng một tên miền có tác dụng giảm dần.

Theo kinh nghiệm của tôi, tốt nhất bạn nên cố gắng nhận 10 backlink từ 10 website khác nhau thay vì chỉ “chăm chăm” vào một website.

Theo phân tích từ trang Backlinko, điều này có vẻ đúng như vậy. Họ nhận thấy rằng sự đa dạng tên miền có tác động đáng kể đến thứ hạng.

Cũng giống như với các backlink, các kết quả hàng đầu có xu hướng có nhiều Referral Domain hơn so với các kết quả ở cuối trang đầu tiên.

Đúc kết lại: Nhận backlink từ đa dạng domain khác nhau dường như rất quan trọng đối với SEO.

6/ Thẻ Title trên trang nhất Google đều chứa các từ khóa chính xác hoặc chính xác một phần của tìm kiếm đó

Theo sự chia sẻ của các anh chị tiền bối trong ngành, từ những ngày đầu SEO ra đời, thẻ tiêu đề (Title) đã được coi là yếu tố SEO On-page quan trọng nhất.

Nhờ Title mà người dùng và các công cụ tìm kiếm có cái nhìn tổng quan về chủ đề của trang, bên cạnh đó, những từ khóa xuất hiện trong title cũng đóng góp một phần nhỏ đến thứ hạng.

Vì thế mà mọi hướng dẫn SEO dành cho người mới của Google hay của các chuyên gia SEO hay thậm chí cả tôi cũng khuyên bạn nên viết tiêu đề mô tả ngắn gọn nội dung của trang.

Google support – Choosing titles

Tại sao tôi có thể chắc chắn được như vậy, vì từ quá trình nghiên cứu, Backlinko thấy rằng hầu hết các title trên trang nhất Google đều chứa từ khóa chính xác hoặc một phần từ khóa.

Mặc dù hầu hết các trang đều có từ khóa đó trong title, nhưng title được tối ưu hóa từ khóa dường như không tương quan với việc xếp hạng cao trên trang đầu tiên.

Trên thực tế, mô hình tuyến tính của Backlinko dự đoán Title và thứ hạng có mối quan hệ rất nhỏ (chỉ chênh lệch 1% giữa kết quả #1 và #10).

Tuy nhiên đừng nghĩ rằng nó vô dụng, vì thẻ Title được tối ưu giàu từ khóa chính là “chiếc vé vào cửa” giúp bạn đến trang nhất của công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhắc lại rằng: khi bạn đã ở trang đầu tiên, việc sử dụng từ khóa chính xác trong tiêu đề sẽ không thể giúp bạn leo lên thứ hạng cao hơn. Đó là nơi mà các yếu tố khác (như backlink, tín hiệu trải nghiệm người dùng, Domain Rating và URL Rating) đóng vai trò lớn hơn.

Đúc kết lại: Các trang trong 10 kết quả hàng đầu của Google chứa 65% đến 85% từ khóa trong thẻ tiêu đề. Tuy nhiên, Backlink tìm thấy rất ít (nếu có) mối tương quan giữa các thẻ Title được tối ưu hóa từ khóa và thứ hạng cao hơn trên trang đầu tiên.

6+/ Thẻ H1 được tối ưu từ khóa không liên quan tới xếp hạng trang

Tương tự như thẻ tiêu đề, đa số các trang trong kết quả của Google đều chứa từ khóa trong thẻ H1 của trang.

Ngoài ra, về cơ bản, H1 phù hợp với từ khóa không có mối quan hệ nào với thứ hạng cao hơn của Google.

Đúc kết lại: Giống như tối ưu hóa Title, H1 có thể là một “chiếc chìa khóa” giúp bạn bước vào Trang nhất Google. Tuy nhiên, H1 tối ưu từ khóa vẫn không đủ mạnh để giúp trang di chuyển lên vị trí cao hơn top 10.

7/ Webpage Authority (URL Rating) có tương quan nhẹ với xếp hạng trang

Ngoài Domain Rating, có khá nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề:

“URL Rating có ảnh hưởng đến xếp hạng không?”

Nói theo cách khác, việc đi backlinks đến một URL cụ thể có quan trọng hơn không? Hay Domain Rating quan trọng hơn?

Để tìm hiểu điều này, Backlinko đã xem xét mối tương quan của thẩm quyền trang (được đo bằng URL Rating của Ahrefs) và thứ hạng.

Sau một khoảng thời gian, Backlinko nhận thấy rằng mối quan hệ giữa URL Rating và thứ hạng là rất nhỏ.

Nhìn biểu đồ trên, bạn có thể thấy các trang xếp hạng trong top 6 có URL Rating cao hơn một chút (12) so với các trang xếp hạng 7-10 (11).

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng mối tương quan này không mạnh bằng tác động của chỉ số Domain Rating lên thứ hạng.

Nhìn chung, đa phần các URL Rating đều xấp xỉ bằng nhau trong top 10 xếp hạng hàng đầu.

Và từ các dữ liệu thu được, Backlinko cũng nhận thấy rằng URL Rating trung bình của kết quả trang nhất Google là 11,2.

Đúc kết lại: URL Rating của từng trang riêng lẻ trên website của bạn dường như có tác động tương đối nhỏ đến thứ hạng. Còn Domain Rating của website thì ngược lại

8/ Tổng số từ trung bình của kết quả hàng đầu Google là 1.447 từ

Nội dung dạng dài có tốt hơn các bài đăng blog ngắn chỉ 200 từ không?

Các nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng nội dung dài có xu hướng tích lũy được nhiều backlink hơn so với các bài đăng nội dung ngắn.

Thật vậy, ngay cả tôi và Backlinko phát hiện ra rằng nội dung được xếp hạng trên Google có xu hướng ngày càng dài hơn. Số từ trung bình trong kết quả top 10 của Google là 1.447 từ.

Mặc dù theo thực tế là nội dung dạng dài mang lại xu hướng tốt nhất cho việc xây dựng backlink, nhưng Backlinko không hề tìm thấy mối quan hệ trực tiếp nào giữa số lượng từ và thứ hạng Google.

Cũng như Title và H1, nội dung dạng dài là lợi thế giúp bạn “mở cánh cửa” trang đầu tiên. Và tất nhiên, sau đó thì nó sẽ chẳng giúp ích gì được cho bạn khi bạn đến đó.

Tóm lại: Các trang có số từ nhiều chắc chắn có cơ hội xếp hạng cao trên trang đầu tiên cùng với các trang có số từ thấp hơn. Số từ trung bình của kết quả Trang nhất Google là 1.447 từ.

9/ Kích thước trang HTML không có mối quan hệ với thứ hạng

Việc có một trang gọn gàng (xét về tổng số byte) có ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google của bạn không?

Theo những phân tích của Backlinko thì không tìm thấy mối tương quan giữa kích thước trang và thứ hạng.

Tôi đã gặp rất nhiều những anh em trong cộng đồng SEO đã suy đoán rằng các trang có HTML cồng kềnh sẽ gặp bất lợi.

SEO community on bloated HTML

Tuy nhiên, như những gì tôi đã nói ở trên, kích thước trang không hề gây ràng buộc hay tác động tới thứ hạng.

Đúc kết lại: Kích thước trang dường như không ảnh hưởng đến xếp hạng của Google.

10/ URL ngắn có xu hướng xếp hạng tốt hơn so với URL dài

Suốt quá trình học hỏi SEO, tôi đã gặp rất nhiều trích dẫn Google khuyên nên sử dụng “URL đơn giản” và đặc biệt không nên sử dụng URL “quá dài”.

Google support – Simple headlines

Tuy nhiên, lời khuyên này dường như hướng đến việc tối ưu hóa URL cho trải nghiệm người dùng hơn là SEO.

Đó là lý do tại sao Backlinko bắt đầu nghiên cứu sâu hơn mối liên hệ giữa độ dài URL và thứ hạng.

Kết quả thực tế thu được, họ nhận thấy rằng các URL ngắn xếp hạng trên các URL dài.

Cụ thể, các URL ở vị trí số 1 ngắn hơn khoảng 9,2 ký tự so với các URL xếp hạng ở vị trí số 10.

Còn độ dài URL trung bình cho 10 kết quả hàng đầu trên Google là 66 ký tự.

Tuy nhiên, nhìn chung, đa số các URL ở trang đầu tiên của Google đều có cùng độ dài từ 40 đến 100 ký tự.

Bên cạnh đó, tôi phát hiện URL ngắn còn có thể cải thiện SEO vì một vài lý do khác nhau như:

  1. URL ngắn có thể dẫn đến Organic CTR cao hơn so với các URL dài.
  2. URL ngắn có thể giúp Google hiểu nội dung trang của bạn.
    Ví dụ: một URL ngắn như fiexmarketing.com/bai-viet dễ hiểu hơn đối với Google so với fiexmarketing.com/1/12/2022/blog/category/day-la-tieu-de-bai-viet pageid = 111 /.
  3. Một URL dài có xu hướng trỏ đến một trang có nhiều nhấp chuột từ trang chủ. Điều đó có nghĩa là có ít quyền hơn dành cho trang đó. Quyền hạn ít hơn có nghĩa là thứ hạng thấp hơn.
    Ví dụ: URL này đến trang sản phẩm bình hoa đại diện cho một trang khác xa với trang chủ có thẩm quyền của trang web:
David Jones – Long URL example

Đúc kết lại: URL ngắn hơn dễ đạt thứ hạng cao hơn. URL trung bình trên Trang nhất Google dài khoảng 66 ký tự.

11/ Không có mối tương quan nào giữa Schema Markup và xếp hạng

Tôi đã nghe rất nhiều lời bàn tán về Schema trong cộng đồng SEO trong vài năm qua. Thế nhưng tôi biết bản thân Google cũng đang mơ hồ về tác động của Schema đối với thứ hạng.

Schema markup discussion tweet

Nhiều người tin rằng Schema markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nội dung trang. Sự hiểu biết sâu sắc này của công cụ tìm kiếm chắc chắn sẽ giúp trang web của họ hiển thị đến nhiều người hơn.

Ví dụ: bạn có thể sử dụng Schema để cho Google biết rằng khi bạn sử dụng từ “Câu chuyện đồ chơi”, là bạn đang đề cập đến tên phim, chứ không phải là một quyển truyện nào đó.

Toy Story – Structured data

Ngoài ra, tôi còn thấy có nhiều trang web sử dụng Schema để lấy các Rich Snippet trong SERPs.

Tuy nhiên, bỏ ngoài tai những lợi ích tiềm năng này, tôi nhận thấy rằng rất ít trang web đã triển khai Schema và Backlinko cũng nhận ra điều đó.

Backlinko phát hiện ra rằng chỉ có 72,6% số trang trên trang đầu tiên của Google sử dụng Schema.

Và, theo phân tích, sự hiện diện của Schema không có mối quan hệ nào với thứ hạng của Google.

Đúc kết lại: Sử dụng Schema Markup có thể có vị trí của nó. Nhưng nó không tương quan trực tiếp với thứ hạng cao hơn của Google.

12/ Các trang web có “Time On Site” trên mức trung bình xếp hạng cao hơn trong Google

Tôi và cùng nhiều anh em trong ngành SEO đã suy đoán rằng Google sử dụng “tín hiệu trải nghiệm người dùng” (như tỷ lệ thoát, thời gian trên trang web, tỷ lệ nhấp không phải trả tiền,..) làm yếu tố xếp hạng.

Để kiểm tra lý thuyết này, Backlinko đã chạy một nhóm trang web con của họ thông qua Alexa để xác định thời gian trên trang web (Time on site). Sau đó, họ xem xét liệu có bất kỳ mối tương quan nào giữa thời gian trên trang web và thứ hạng trên trang nhất Google hay không.

Kết quả là họ đã tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số Time on site và thứ hạng Google.

Tính toán dựa trên biểu đồ, thời gian trung bình trên trang web cho kết quả Trang nhất Google là 2,5 phút.

Có điều lưu ý rằng Backlinko không cho rằng chỉ số Time On Site có mối quan hệ trực tiếp tới thứ hạng.

Tất nhiên vì Google có thể sử dụng một số chỉ số khác như lượt click hoặc tỷ lệ thoát làm tín hiệu xếp hạng (mặc dù trước đó họ đã phủ nhận điều đó). 

Tuy nhiên, việc thời lượng người dùng ở lại trên trang web cao chính là sản phẩm phụ của nội dung chất lượng cao, mà bạn biết đấy, một content chất lượng cao là điều Google luôn luôn yêu thích và ưu tiên khi xếp hạng

Vì đây là một nghiên cứu về mối tương quan nên không thể xác định chắc chắn chỉ từ dữ liệu của Backlinko.

Đúc kết lại: Thời gian trung bình trên trang web cho một kết quả Trang nhất Google là 2,5 phút. Backlinko cũng tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa Time on site và thứ hạng của Google. Tuy nhiên, không rõ đây là mối tương quan hay nguyên nhân.

Lời kết

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách họ thu thập và phân tích dữ liệu của mình, đây là liên kết đến các phương pháp nghiên cứu của họ. Backlinko cũng đã tải dữ liệu thô được sử dụng trong phân tích này lên GitHub.

Hy vọng 12 yếu tố xếp hạng chính của Google trên sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều góc nhìn mới cũng như kiến thức mới về SEO.

Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục SEO Google.

Bài viết 12 Yếu tố xếp hạng của Google SEO giúp vượt mặt đối thủ thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Tạ Thủy.



source https://fiexmarketing.com/seo/yeu-to-xep-hang-google/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tin về Công ty cổ phần FIEX Marketing

CUSTOMER JOURNEY MAP – Bản đồ hành trình giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Làm Content Youtube là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view