Remarketing là gì? Cách Remarketing Facebook & Google hiệu quả 2021

Remarketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút những khách truy cập đã thoát khỏi website của bạn mà không chuyển đổi. Nhờ đó, tỷ lệ nhấp chuột cũng như mức độ nhận diện thương hiệu sẽ tăng theo.

Chiến dịch Remarketing Facebook hay Remarketing Google nhắm đúng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ với chi phí không quá cao.

Remarketing là gì?

Remarketing (Tiếp thị trở lại) hay tiếp thị bám đuôi là marketing bằng cách sử dụng kết hợp các nền tảng truyền thông để nhắc nhở khách hàng về đơn hàng chưa hoàn thành trước đó, hoặc để cross-sell và up-sell.

Hãy xem qua ví dụ dưới đây:

Bạn đang nghiên cứu tool lập kế hoạch marketing và click vào nhiều website. Tuy nhiên, vì nhu cầu không quá gấp, bạn quyết định tắt trình duyệt và tìm kiếm sau.

Và thật bất ngờ là những công cụ lập kế hoạch marketing này lại xuất hiện trên Facebook, email hay vô tình hiện lên khi bạn đang xem video trên youtube gợi nhắc bạn về nhu cầu trước đó của mình.

remarketing

Định nghĩa Remarketing là gì?

Trường hợp nêu trên là một ví dụ về Remarketing. Vậy vì sao Remarketing lại được marketer ưa chuộng sử dụng?

Tầm quan trọng của chiến dịch Remarketing

Theo The Market:

khoảng 96% khách truy cập vào website của bạn chưa sẵn sàng mua hàng. Dần dần, website của bạn sẽ mất một lượng lớn khách truy cập mà không có được sự chuyển đổi.

Remarketing cho phép bạn target khách truy cập bằng các quảng cáo nhắm đúng mục tiêu và thuyết phục họ nhận và sử dụng phiếu mua hàng của bạn.

Những loại quảng cáo này rất hiệu quả vì chúng có thể phân loại những khách truy cập từng bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bằng việc quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và email, bạn có thể nhắc nhở họ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Rõ ràng là các chiến dịch remarketing có khả năng thuyết phục những khách truy cập đang do dự – những người mà chưa chuyển đổi theo đề xuất của bạn.

Remarketing còn khiến khách hàng hiện tại bày tỏ sự quan tâm đến những đề xuất mới của bạn.

Sự khác biệt giữa Remarketing và Retargeting:

Cả Remarketing và Retargeting đều là 2 thuật ngữ được sử dụng để thay thế cho nhau. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc giải thích vấn đề: liệu chúng có đề cập đến cùng một khái niệm tiếp cận với người dùng đã tương tác với website của bạn hay không.

Retargeting thường được sử dụng để mô tả quảng cáo hiển thị hình ảnh trực tuyến. Chúng được hiển thị cho những khách đã truy cập vào website của bạn rồi thoát ra mà không thực hiện bất cứ hành động nào.

Loại tiếp thị này được thực hiện để theo dõi các pixel hoặc cookie. Những tập tin này đang theo dõi người dùng sau khi họ thoát ra khỏi website. Nhờ đó, bạn có thể hiển thị những quảng cáo nhắm đúng đối tượng mục tiêu.

Retargeting được hiển thị thông qua các mạng của bên thứ ba như Google Display Network and Facebook,…Chúng giúp trang web của bạn có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Retargeting liên quan đến việc tiếp cận khách thông qua các mạng của bên thứ 3. Remarketing lại đề cập đến việc tiếp cận khách truy cập thông qua email.

Vì vậy, để chạy các chiến dịch Remarketing, bạn cần có địa chỉ email của khách. Còn đối với Retargeting thì lại không cần điều này.

retargeting Facebook là gì

Remarketing là gì và Retargeting là gì

Tuy nhiên, hầu hết các nhà tiếp thị đều sử dụng cả hai phương pháp này và họ thường xem chúng là các chiến dịch Remarketing. Bởi vì Google định nghĩa về Remarketing là:

“Remarketing cho phép bạn hiển thị quảng cáo với những người đã truy cập website hoặc sử dụng ứng dụng di động của bạn. Ví dụ khi mọi người đã thoát khỏi website của bạn mà không mua bất kỳ thứ gì, remarketing giúp kết nối lại với người dùng bằng cách hiển thị quảng cáo có liên quan trên nhiều thiết bị khác nhau của họ.”

Công cụ tìm kiếm đã gộp quảng cáo hiển thị hình ảnh retargeting và remarketing bằng email thành một thuật ngữ duy nhất “Remarketing”

Các chiến dịch Remarketing giúp khách hàng tiềm năng nhận diện được thương hiệu của bạn. Kêu gọi họ quay lại với các trang đích và thuyết phục họ thực hiện những hành động mà bạn mong muốn họ làm.

Cách thu thập dữ liệu phục vụ cho chiến dịch Remarketing?

Để chạy chiến dịch của bạn một cách suôn sẻ, bạn cần thu thập dữ liệu về đối tượng remarketing của mình. Có hai cách chính để thực hiện việc này:

Tiếp thị dựa trên pixel

Đây là hình thức thu thập đối tượng phổ biến nhất. Nó hoạt động với sự trợ giúp của mã JavaScript (một pixel) được đặt trên website hoặc trang đích xuất hiện sau khi click chuột.

Sau khi website được gắn mã pixel, mỗi khi khách truy cập vào, pixel sẽ thả một cookie trình duyệt ẩn danh vào trình duyệt của họ. Khi người dùng thoát khỏi website của bạn, pixel cho phép những ứng dụng quảng cáo mà bạn đang dùng biết rằng chúng cần hiển thị quảng cáo của bạn tới những đối tượng như trên.

Remarketing dựa trên pixel đảm bảo quảng cáo của bạn có thể tiếp cận những đối tượng đã từng xem qua website của bạn hoặc các trang đích. Phương pháp này rất nhanh lẹ vì khách truy cập có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn ngay và họ dễ dàng bị thuyết phục với những lời đề nghị của bạn.

Remarketing dựa trên danh sách

Remarketing dựa trên danh sách liên quan đến việc sử dụng danh sách khách hàng đã có. Hoặc những người dùng đã cung cấp địa chỉ email cho bạn. Và bạn có thể gửi những quảng cáo cụ thể tới họ.

Để bắt đầu với tiếp thị lại dựa trên danh sách, chỉ cần upload danh sách email bạn có vào nền tảng remarketing của mình và các đối tượng sẽ bắt đầu nhìn thấy quảng cáo của bạn khi họ lướt web.

Bạn cũng có thể gửi cho họ những email được cá nhân hóa để gọi họ quay lại thương hiệu của bạn.

Bây giờ chúng ta đã trình bày về cách hoạt động của tiếp thị lại, hãy xem xét các mục tiêu bạn cần đặt cho các chiến dịch tiếp thị lại.

2 mục tiêu cơ bản của các chiến dịch Remarketing:

quảng cáo reMarketing

2 Mục tiêu cơ bản của Remarketing là gì

  • Nhận thức. Bạn có thể sử dụng chiến dịch nâng cao nhận thức để truyền đạt các tính năng của sản phẩm hoặc những thông báo tới khách truy cập. Đây là mục tiêu ít quan trọng vì nó nhắm vào những khách truy cập không tương tác nhiều với website của bạn. Nhưng bạn nên chạy quảng cáo nâng cao nhận thức để làm tiền đề cho chiến dịch chuyển đổi.
  • Chuyển đổi. Thông qua chiến dịch chuyển đổi, bạn muốn khách truy cập nhận ra những gì mà thương hiệu bạn đã làm được. Bên cạnh đó, bạn muốn họ nhấp vào quảng cáo, hướng họ đến trang đích của mình và thuyết phục họ chuyển đổi.

Cho dù mục tiêu của chiến dịch remarketing là nâng cao nhận thức hay là chuyển đổi thì quảng cáo và các trang nên được tối ưu hóa. Nhờ đó, có thể khiến người dùng tăng sự tương tác trở lại với website của bạn.

Hãy tạo ra quảng cáo remarketing tối ưu và cá nhân hóa cũng như các trang đích nằm ở phân khúc khách hàng phù hợp.

Phân khúc đối tượng (segmentation) là quá trình phân chia đối tượng khách hàng tiềm năng thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm khác nhau về nhân khẩu và sở thích.

Phân khúc giúp bạn có thể chạy chiến dịch remarketing một cách trôi chảy vì nó cho phép bạn tạo ra những nhóm khách hàng cụ thể. Sau đó, tạo quảng cáo nhắm mục tiêu và các trang đích có sức thuyết phục với những nhóm này.

Phân khúc các đối tượng của mình dựa theo 3 đặc điểm sau:

  • Phân khúc remarketing theo hành vi
  • Phân khúc remarketing theo thời gian
  • Phân khúc remarketing khách hàng hiện có
facebook remarketing

3 Cách phân khúc khách hàng mục tiêu

Phân khúc remarketing theo hành vi

Về cơ bản, có hai loại hành vi mà khách truy cập có thể thể hiện khi họ ở trên website của bạn:

  • Không quan tâm – những khách truy cập này chỉ ở khoảng vài giây trên website của bạn. Họ không điều hướng đến bất kỳ trang nào khác và thoát ngay lập tức
  • Quan tâm – những khách truy cập này truy cập và đọc nội dung website, thậm chí có thể xem qua các trang khác – ví dụ: blog, trang giá cả, chính sách bảo hành, quy trình mua hàng hoặc phần giới thiệu về doanh nghiệp,…

Phân khúc “Không quan tâm” thường ít có ý định mua hàng, vì vậy việc hiển thị quảng cáo remarketing sẽ chỉ khiến bạn lãng phí tiền bạc và không thực sự có lợi cho chỉ số ROI của website.

Những khách truy cập “Quan tâm” thường có nhu cầu mua hàng và xác suất quay lại website của bạn cao. Họ sẽ có khả năng mua sản phẩm bên bạn nếu họ bị thu hút bởi những thông điệp quảng cáo phù hợp.

Bạn có thể tạo ra các phân khúc khác nhỏ hơn trong phân khúc khách hàng quan tâm. Cũng như điều chỉnh quảng cáo Remarketing hiển thị tới những đối tượng mà bạn đã biết chính xác những hành động mà họ đã làm trên website của bạn.

Bạn có thể sử dụng quảng cáo remarketing bán hàng mềm (soft-sell). Ví dụ như quảng cáo nhận ebook hoặc bản tin miễn phí khi điền email vào danh sách,… cho những khách truy cập đã đọc blog hoặc phần giới thiệu.

Đối với những người đã truy cập trang sản phẩm và xem xét bảng giá, bạn có thể sử dụng quảng cáo bán cứng (hard-sell) và quảng cáo hiển thị để thuyết phục họ quay lại và mua sản phẩm trên website.

Phân khúc remarketing theo thời gian

Chiến lược phân khúc này đề cập đến ba điều như sau:

  • Khoảng thời gian từ lúc người dùng truy cập vào trang web của bạn đến khi họ nhìn thấy quảng cáo đầu tiên.
  • Tần suất mà khách truy cập nhìn thấy các quảng cáo cụ thể.
  • Khoảng thời gian từ lần truy cập đầu tiên vào website cho đến thời điểm họ dừng xem quảng cáo remarketing của bạn.

Đối với Google AdWords và Facebook, khoảng thời gian mặc định cho khách truy cập sẽ được thêm vào danh sách remarketing của bạn và sau 30 ngày chúng sẽ bị xóa bỏ. Tất nhiên là chu kỳ này phụ thuộc vào thời gian mà bạn đặt ra lúc đầu. Do đó, bạn có thể tùy chỉnh tăng hoặc giảm giới hạn chu kỳ tùy thuộc vào chiến dịch của mình.

Cũng nên cẩn trọng với tất cả các chiến dịch remarketing. Điều đó không tốt cho thương hiệu của bạn nếu bạn hiển thị quảng cáo quá sớm. Đặc biệt là với những khách chỉ truy cập vào website của bạn khoảng vài giây.

Một yếu tố khác cần theo dõi nữa chính là tần suất khách truy cập xem quảng cáo của bạn. Việc hiển thị quá nhiều lần cho một quảng cáo trên một website là không hiệu quả vì nó có thể được xem là tin spam.

Xoay vòng các quảng cáo đã được cá nhân hóa trong khoảng thời gian đã định trước chính là phương pháp tiếp cận tốt nhất mà bạn có thể sử dụng cho chiến dịch Remarketing.

Điều này giúp người xem khám phá thông tin mới về thương hiệu của bạn cũng như khiến họ trở nên thân quen với thông điệp của bạn. Nhờ đó, họ sẽ nhấp qua các trang đích và chuyển đổi theo như các call-to-action trên trang.

Phân khúc Remarketing khách hàng hiện có

Phân khúc đối tượng tốt giúp cho CTR đến trang đích cũng như tỷ lệ chuyển đổi tăng cao. Ngoài quảng cáo hiển thị hình ảnh thì quảng cáo email remarketing được tối ưu hóa cũng hoạt động hiệu quả đối với các đối tượng.

Bạn có thể chạy chiến dịch remarketing cho những khách hàng hiện có khi bạn thêm một tính năng với vào sản phẩm của mình. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những khách hàng ít hoạt động trên nền tảng của bạn.

Nhờ những tính năng cập nhật đó mà khách truy cập trở nên thích thú với sản phẩm của bạn hơn. Những chiến dịch remarketing nhắm vào khách hàng hiện có cũng giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phân khúc chính xác đối tượng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch remarketing. Khi bạn đã xác định được phân khúc đối tượng phù hợp thì hãy thảo luận về cách mà bạn có thể thiết lập chiến dịch remarketing trên ba nền tảng quảng cáo lớn nhất. Bao gồm Google AdWords, Facebook, and Bing Ads.

Hướng dẫn Remarketing Google và Facebook

Ba nền tảng chính, sẵn có cho chiến dịch Remarketing gồm có Google AdWords và Facebook. Trong phần này tôi sẽ cung cấp cho bạn cách thiết lập các chiến dịch Google AdWords và Facebook.

cách reMarketing Facebook

Facebook Remarketing và Google Remarketing target dựa trên 2 yếu tố khác nhau

a) Hướng dẫn Remarketing Google AdWords

Khi bạn chạy các chiến dịch remarketing trên Google AdWords, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị nhiều nhất trên Internet.

Thực hiện theo các bước hướng dẫn Remarketing Google sau đây để thiết lập thành công chiến dịch Remarketing trên Google AdWords:

  • Đăng nhập vào tài khoản AdWords của bạn.
  • Nhấp vào tùy chọn “Shared Library”
  • Nhấp vào “Audiences”

Nếu bạn chưa biết cách vào audience insight như thế nào? Thì hãy tham khảo ngay bạn viết nhé để hiệu quả công việc được tối ưu hơn.

  • Nhấp vào “Set-up Remarketing”
  • Nhấp vào ‘”View AdWords Tag for website”
  • Chọn và sao chép mã thẻ remarketing được cung cấp, thẻ sẽ hoạt động cả trên thiết bị di động và máy tính bàn.
  • Đặt mã thẻ ở cuối các trang mà bạn muốn sử dụng cho chiến dịch của mình.
  • Lưu và publish trang của bạn.
  • Bạn có thể kiểm tra thẻ của mình có hoạt động bình thường bằng chức năng “Hỗ trợ thẻ của Google”
  • Nhấp vào “Continue”
  • Nhấp vào “Return to Audiences”

Trong vài ngày sau, thẻ của bạn bắt đầu thu thập cookie của những khách truy cập website của bạn và lưu dữ liệu vào danh sách tất cả các khách truy cập.

Những điều cần lưu ý khi thiết lập chiến dịch Remarketing Google AdWords là gì?

Tạo danh sách có thể tùy chỉnh

Google AdWords tự động tạo ra danh sách remarketing cho bạn. Nó bao gồm tất cả những khách truy cập đến các trang đã được gắn tag. Tuy nhiên, bạn nên tạo một danh sách tùy chỉnh của riêng mình để phân chia quảng cáo nhắm mục tiêu tốt hơn.

Thêm những quy tắc này vào danh sách tùy chỉnh giúp cho Google xác định những quảng cáo cụ thể nào nên hiển thị với những khách truy cập nào. Nhờ những quảng cáo nhắm mục tiêu đúng, website của bạn có thể đạt được tỷ lệ nhấp cao hơn.

Bạn cũng nên tự đặt khoảng thời hạn của danh sách, phù hợp với chiến dịch remarketing của mình. Thông thường thời hạn của danh sách được mặc định là 30 ngày. Nhưng bạn cũng có thể kéo dài thời hạn này.

Chạy thử nghiệm

Để đảm bảo tính hiệu quả của các chiến dịch remarketing, điều quan trọng nhất chính là bạn phải chạy các thử nghiệm sau đây:

  • Thử nghiệm Quảng cáo (Ads testing): Thử nghiệm các thông điệp quảng cáo khác nhau cho những danh sách đối tượng khác nhau. Kiểm tra bản sao quảng cáo và bản sao nút call-to-action để xem kết hợp nào tạo ra tỷ lệ nhấp cao nhất.
  • Thử nghiệm kết hợp tùy chỉnh (Custom Combination Testing): Thử kết hợp thời hạn danh sách với các danh sách đối tượng khác nhau và xác định nhóm đối tượng nào phản hồi tốt với từng thời hạn.
  • Kiểm tra tần suất xuất hiện (Frequency Cap Testing): Kiểm tra tần suất mà quảng cáo của bạn được hiển thị.
  • Kiểm tra giá thầu (Bid Testing): Theo dõi giá thầu bao gồm các chi phí như chi phí quảng cáo Facebook, tỷ lệ hiển thị và chỉ số ROI để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Kiểm tra Post-click landing page: Thông điệp trên trang đích mà bạn kết nối với quảng cáo remarketing rất quan trọng. Kiểm tra nội dung content và thiết kế của bạn để xem sự kết hợp nào mang lại nhiều chuyển đổi nhất.

Khi bạn chạy chiến dịch remarketing với Google AdWords, bạn có thể lựa chọn những loại chiến dịch dưới đây:

  • Remarketing chuẩn (Standard Remarketing): Hiển thị quảng cáo cho khách truy cập trước đây khi họ truy cập các website trên Display Network và sử dụng các ứng dụng trên Display network.
  • Remarketing động (Dynamic Remarketing) Các quảng cáo được hiển thị cho khách truy cập bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà họ đã xem qua trên website của bạn.
  • Remarketing mobile Apps: Hiển thị quảng cáo cho những khách truy cập đã sử dụng ứng dụng thiết bị di động hoặc website dành cho thiết bị di động của bạn.
  • Remarketing list for Ads: Hiển thị quảng cáo cho khách truy cập khi họ thực hiện tìm kiếm từ khóa trên Google
  • Video remarketing: Hiển thị quảng cáo cho những khách truy cập đã xem video YouTube của bạn.
  • Email list remarketing: Tải lên danh sách địa chỉ email khách hàng mà bạn có và khi những khách truy cập này lướt qua các website khác nhau, họ có thể thấy quảng cáo hiển thị hình ảnh của bạn.

Chiến dịch remarketing Google AdWords giúp website của bạn tiếp cận với số lượng lớn khách truy cập trên nhiều website khác nhau.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệp chạy Google AdWords thì hãy tìm một công ty quảng cáo Google Adwords uy tín để đảm bảo hiệu quả và chất lượng như mong muốn nhé!

b) Cách Remarketing Facebook

Để bắt đầu cách chạy Remarketing Facebook, bạn phải có tài khoản Facebook dành cho doanh nghiệp. Sau khi đăng ký tài khoản, bạn sẽ tìm thấy phần Đối tượng (audience) trong trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Nếu bạn chưa biết tạo tài khoản Business Facebook thì hãy tìm hiểu ngay nhé. Tài khoản Facebook doanh nghiệp rất có lơi thế trong các chiến dịch quảng cáo trên Facebook sẽ mang lại giá trị chuyển ddoooir cao hơn so với tài khoản các nhân thông thường.

Để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả bạn nên lựa chọn mục “Custom audience” vì nó cho phép những quảng cáo tương thích tiếp cận với những khách đã truy cập vào website của bạn

Từ danh sách đối tượng tùy chỉnh, bạn lựa chọn “Website Traffic”- danh sách này bao gồm những khách truy cập vào website hoặc các trang cụ thể trên website của bạn.

cách chạy reMarketing Facebook

Chọn đối tượng tùy chỉnh khi set-up cách chạy Remarketing Facebook

Bây giờ bạn có thể lựa chọn những đối tượng mà bạn muốn hiển thị quảng cáo Facebook Remarketing cho họ. Bạn có những tùy chọn đối tượng như sau:

  • Bất kỳ ai truy cập trang web của bạn
  • Những người truy cập các trang cụ thể
  • Những người truy cập các trang cụ thể mà không phải những trang khác
  • Những người không truy cập vào website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định
  • Kết hợp tùy chỉnh

Bạn có thể đặt phạm vi ngày mục tiêu cho từng đối tượng. Thông thường, phạm vi mặc định là 30 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể tăng hoặc giảm tùy vào đề xuất Facebook Remarketing của bạn.

Sau khi đã chọn tùy chọn đối tượng, Facebook cung cấp cho bạn mã theo dõi pixel – cái mà bạn đặt trên website của mình để theo dõi những khách truy cập vào website của mình.

Vậy Pixel Facebook là gì? Mã theo dõi pixel có thực sự quan trọng trong chiến dịch Remarketing không? Cùng tham khảo thêm nhé!

Các chiến dịch Remarketing trên Facebook mang lại những lợi ích như sau:

  • Theo dõi chuyển đổi: Facebook Pixel cho phép bạn thu thập dữ liệu về cách mà người dùng tương tác với các website khác sau khi xem trang web của bạn. Bạn có thể theo dõi hành vi của khách hàng trên các thiết bị khác nhau. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chiến lược quảng cáo của mình và chạy các chiến dịch hiệu quả hơn.
  • Phát tán các quảng cáo động: Bạn có thể phát tán các quảng cáo mang những thông tin cụ thể về website của bạn đến khách truy cập.
  • Quảng cáo được cá nhân hóa có tỷ lệ nhấp cao hơn vì chúng được thiết kế riêng biệt cho khách truy cập
  • Chạy các chiến dịch remarketing cho các đối tượng giả định (những đối tượng này có sở thích và nhân khẩu học tương tự với những khách truy cập website của bạn). Điều này giúp bạn mở rộng được nền tảng khách truy cập.
  • Sử dụng chuyển đổi theo ý khách hàng: Chuyển đổi tùy chỉnh sử dụng các quy tắc URL dựa trên các URL cụ thể hoặc từ khóa URL. Ví dụ như thay vì theo dõi một sự kiện tiêu chuẩn hoặc tất cả những lần truy cập vào một trang nhất định. Bạn nên theo dõi khác truy cập vào một phần đặc biệt trong trong. Điều này giúp bạn có thêm các phân khúc đối tượng và tạo ra nhiều quảng cáo nhắm mục tiêu hơn:

Việc chạy các chiến dịch remarketing trên Facebook cho phép bạn theo dõi sự chuyển đổi trên các quảng cáo trên Facebook. Cũng như tối ưu hóa các quảng cáo dựa trên các dữ liệu mà bạn thu thập được từ những chiến dịch trước. Nhờ đó, bạn có thể giúp những quảng cáo của mình tới đúng khách hàng tiềm năng.

Một ưu điểm của việc sử dụng Facebook Pixel cho chiến dịch Facebook Remarketing chính là nó có thể được sử dụng để phát tán các quảng cáo remarketing trên Instagram.

Cách tối ưu hóa quảng cáo Remarketing và trang đích

Cho dù bạn chọn nền tảng nào để các chiến dịch Remarketing thì khách hàng của bạn đều thấy chả có gì khác biệt. Điều mà họ quan tâm chính là quảng cáo nào và trang đích nào sẽ xuất hiện trước mắt họ.

Sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra nếu chạy cả 6 loại chiến dịch Remarketing trên Google AdWords. Nhưng nếu bạn không tối ưu quảng cáo và kết nối chúng với những trang đích liên quan thì sẽ khó đạt được kết quả như mong đợi.

Cách tạo ra quảng cáo Remarketing tối ưu

Về cơ bản thì chiến dịch Remarketing bao gồm cả quảng cáo hiển thị – những cái sử dụng hình ảnh, video và các loại đa phương tiện khác để thu hút khán giả.

Để tạo được quảng cáo hiển thị hiệu quả, hãy đảm bảo rằng hình ảnh và nội dung phải liên quan đến tính năng sản phẩm hoặc các đề xuất hấp dẫn đối với khách hàng.

Việc tạo ra nhiều quảng cáo hiển thị khác nhau cho từng phân khúc khách hàng Remarketing sẽ giúp bạn tạo ra các quảng cáo thu hút những đối tượng bạn đang nhắm đến.

Cấu trúc của một quảng cáo Remarketing:

  • Dòng tiêu đề hấp dẫn: Dòng tiêu đề quảng cáo phải liên quan đến trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Bạn nên tạo dòng tiêu đề liên quan đến những gì mà khách hàng đang suy nghĩ trong đầu.
  • Hình ảnh, video,… có liên quan, hấp dẫn người nhìn: Những thiết kế này phải liên quan đến những ưu đãi và bạn nêu trong quảng cáo của mình.
  • Nút call-to-action (CTA) kêu gọi nhấp chuột: Để có được nhiều cú click chuột vào nút CTA thì bạn nên thiết kế nó bằng những gam màu đối lập nhau và mang tính kêu gọi hành động.
  • Các biểu tượng kêu gọi hành động: Quảng cáo hiển thị giới hạn các ký tự để giải thích ưu đãi. Vì vậy, đừng viết quá nhiều. Nội dung quảng cáo đi thẳng vào vấn đề và khuyến khích người dùng nhấp chuột vào.

Tại sao nên kết nối tất cả quảng cáo Remarketing với các trang đích xuất hiện sau khi nhấp chuột (trang đích)

Các trang đích xuất hiện sau khi nhấp chuột (post-click landing page) chính là các trang độc lập, chỉ đề xuất một ưu đãi duy nhất mà không có thêm thông tin gây nhiễu nào khác. Tất cả các quảng cáo remarketing Google nên được kết nối với các trang đích này thay vì kết nối với trang chủ. Vì chúng giúp làm tăng khả năng chuyển đổi hơn.

Mặt khác, trang chủ không phải chỉ chuyên quảng cáo một ưu đãi mua hàng. Giả sử như khi người dùng vào trang chủ và quyết định click vào một trong số nhiều ưu đãi. Khi xem xong ưu đãi đó thì họ không biết làm sao để tìm kiếm những ưu đãi mà họ đã thấy trước đó. Và kết quả là họ sẽ thoát ra khỏi website của bạn.

Quảng cáo Remarketing Facebook và Google được hiển thị đến các đối tượng được phân khúc chứ không phải tất cả người dùng.

Các trang đích này chỉ có một chức năng là thuyết phục khách hàng nhấp vào quảng cáo. Điều này giúp họ có được những gì họ đang tìm và tăng khả năng chuyển đổi nhờ vào nút CTA.

Các lưu ý khi tối ưu hóa post-click landing page

  • Dòng tiêu đề phải rõ ràng, thuyết phục, đồng cảm và liên kết rõ ràng với quảng cáo của bạn
  • Tất cả các thiết kế trên trang phải có liên quan và cuốn hút.
  • Nút CTA phải được thiết kế bằng nhiều màu tương phản và mang tính kêu gọi.
  • Biểu mẫu phải có các trường được gắn nhãn và có sự tùy chọn (điền hoặc không điền) ở những thông tin không bắt buộc
  • Các tín hiệu thể hiện sự uy tín, đáng tin cậy. Bạn nên đưa những thông tin như lời chứng thực, đánh giá sao của khách hàng và các bằng chứng lên trang của mình.
  • Trang không được có các liên kết điều hướng ra khỏi trang.
  • Các biểu tượng phải đề cập đến các điểm khác biệt và củng cố các tuyên bố mà quảng cáo của bạn đưa ra.

Thực hiện A/B Testing

Một khía cạnh quan trọng khác trong tối ưu hóa những trang đích này chính là A/B Testing.

A/B Testing là phương pháp thu thập thông tin chi tiết để hỗ trợ tối ưu hóa. Nó liên quan đến việc thử nghiệm một thiết kế gốc (A) so với một phiên bản thay thế của thiết kế đó (B). Nhờ đó, bạn có thể xem cái nào hoạt động tốt hơn. Thiết kế ban đầu đó còn được gọi là “điều khiển” và phiên bản thay thế được gọi là “biến thể”.

Bằng cách thử nghiệm A/B và thu thập dữ liệu trên những trang đích này, bạn có thể đánh giá những yếu tố trang nào dẫn đến nhiều chuyển đổi nhất.

Remarketing mang đến cho bạn cơ hội để tiếp cận đối tượng tiềm năng của mình. Hãy tối ưu mọi thứ trước khi dẫn khách hàng của bạn đến với trang của mình.

Trên đây là một số hướng dẫn về cách tối ưu cũng như định nghĩa về Remarketing Facebook là gì. Bạn đọc hãy tham khảo và thực hiện nhé!

Chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Remarketing Facebook và Google

Remarketing giúp các nhà tiếp thị tiếp cận với những người đã truy cập vào nhưng không chuyển đổi. Trong chiến dịch Remarketing, quảng cáo và những trang đích xuất hiện sau khi click chuột giúp bạn thu hút những khách truy cập đã rời bỏ website của mình.

Mức độ thành công của chiến dịch Remarketing Google và Facebook phụ thuộc vào:

Lead Conversion (CPL)

Chuyển đổi khách hàng tiềm năng (CPL) chính là số khách hàng tiếp cận được với quảng cáo remarketing. Họ chuyển đổi trên những trang đích xuất hiện sau khi nhấp chuột. CPL càng cao thì quảng cáo của bạn càng thành công.

remarketing facebook là gì

Cost per lead là chi phí để thu hút mỗi khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến thương hiệu của bạn trong tương lai. Những người này có sự tương tác với quảng cáo của bạn ở giai đoạn cuối và giữa.

Chỉ số này giúp bạn xác định được những khách hàng nào sẵn sàng click vào nút CTA và mua sản phẩm. Nó còn giúp bạn nhận ra những người dùng nào sẵn sàng mua hàng nếu như có người nào từng sử dụng sản phẩm của bạn giới thiệu cho họ.

Tỷ lệ chuyển đổi

Chuyển đổi này xảy ra khi khách hàng tiềm năng xem qua quảng cáo của bạn nhưng không nhấp vào. Nhưng họ lại tự tìm kiếm website hoặc trang đích của bạn theo cách khác.

Chuyển đổi này có thể được đo lường bằng pixel theo dõi được đặt trên những trang đích. Cho phép bạn tìm ra tất cả các đường đi mà kênh tiếp thị của bạn có thể nhận được sự chuyển đổi.

Lượt truy cập trang

Lượt truy cập trang đo lường số lượng khách truy cập đã vào trang địch của bạn thông qua quảng cáo. Bạn có thể đo lường lượt truy cập trang của các chiến dịch remarketing bởi vì khách truy cập có thể quay lại website của bạn. Họ vào lại website của bạn vì ấn tượng với thương hiệu của bạn chứ không hẳn là do nhấp vào quảng cáo hiển thị của bạn

Tỷ lệ người dùng mở email quảng cáo

Tiếp cận với khách hàng tiềm năng thông qua email là một hình thức tiếp thị hiệu quả.

Khi khách hàng xem quảng cáo trên email, dần dần họ sẽ tăng mức độ quan tâm và sự tương tác đối với thương hiệu của bạn. Chỉ số này giúp bạn đo lường xem những email remarketing mà bạn gửi có thực sự gây ấn tượng với khách hàng và hoạt động hiệu quả hay không.

Marketing Qualified Lead (MQL)

MQL là đối tượng mục tiêu mà đội ngũ marketing hướng đến. Họ có khả năng trở thành khách hàng thực sự đối với doanh nghiệp của bạn.

Các giá trị MQL được tính từ điểm khách hàng tiềm năng, hành vi của người xem và các hoạt động cụ thể cũng như tập hợp các đặc điểm để phân khúc khách hàng.

Chiến dịch remarketing giúp bạn tiếp cận được 98% những khách truy cập đã thoát khỏi trang của bạn mà không chuyển đổi. Nhờ đó, không những website của bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tăng nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng.

hướng dẫn reMarketing google

Marketing Qualified Lead (MQL)

Kết luận:

Các chiến dịch Remarketing không chỉ giúp bạn tăng hiệu quả marketing hay Facebook Marketing online mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi, mà còn giúp bạn tiết kiệm ngân sách cho tiếp thị của mình.

Trong bài viết này tôi đã mang đến cho bạn khái niệm Remarketing là gì, cũng như hướng dẫn Remarketing Google và cách Remarketing Facebook . Hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ hữu ích cho công việc của bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu cách quảng cáo Facebook giá rẻ từ chiến dịch Facebook Remarketing thì nhắn tin cho FIEX ngay nhé!

Chúc bạn thành công!

Và để chiến dịch Remarketing mang lại hiệu quả tốt nhất, mang đến doanh số tăng trưởng theo từng tháng, bạn sẽ cần một công ty TNHH quảng cáo Marketing Online giúp bạn đạt được điều đó.

FIEX Marketing – Với giải pháp Marketing Online tổng thể – Tối ưu Experience Marketing cam kết doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu vượt trội. Liên hệ ngay!


Nguồn tham khảo:

  1. What is Remarketing? (+6 Tips for Becoming a Remarketing Master): https://bit.ly/3ggE9T9
  2. What is Remarketing?: https://bit.ly/2VNWBe8
  3. Google Remarketing: https://bit.ly/3CLYs4u

Bài viết Remarketing là gì? Cách Remarketing Facebook & Google hiệu quả 2021 thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Thanh Võ.



source https://fiexmarketing.com/facebook-marketing/remarketing-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tin về Công ty cổ phần FIEX Marketing

CUSTOMER JOURNEY MAP – Bản đồ hành trình giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Làm Content Youtube là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view