Thẻ Canonical là gì? 5 cách tối ưu Canonical URL trong SEO 2021

Bài viết này dành cho các đang muốn tìm hiểu phương pháp và cách sử dụng thẻ canonical URL là gì? Và hơn hết sẽ giúp bạn tránh khỏi các trường hợp liên quan đến trùng lặp nội dung (duplicate content) trong trang web của bạn.

Vào năm 2009, với mục đích giúp các chủ sở hữu web tránh khỏi tình trạng trên một cách nhanh chóng và đơn giản, thẻ canonical đã được tạo bởi sự kết hợp giữa Google, Microsoft và Yahoo. 

Cho đến này phương pháp này vẫn được các chuyên gia SEO sử dụng, nhưng để đạt được tốt nhất, bạn cần phải nắm vững cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. 

Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích đừng bỏ qua nhé! 

Canonical URL là gì?

Canonical URL hay liên kết phần tử chuẩn, thẻ chuẩn (canonical tag) được tìm thấy trong phần tiêu đề HTML của trang web, giúp cho các công cụ tìm kiếm nhận biết liệu đây là phiên bản chuẩn nhất. Thẻ canonical xuất hiện dưới dạng: rel=”canonical”.

Đoạn code của thẻ rel=”canonical” của trang

Thẻ này rất quan trọng vì các công cụ tìm kiếm thường xuyên thu thập dữ liệu các trang web để tìm kiếm thông tin nhằm giúp chúng quyết định cách xếp hạng các trang và bài đăng của web. 

Chính vì vậy một URL luôn cần phải có canonical, nếu bạn có 2 trang có nội dung như nhau trên trang web của mình hoặc nếu nội dung của bạn cũng được sử dụng trên trang web khác. 

Cannonical URL là gì theo giải thích của Ahrefs

Bạn có thể sử dụng thẻ chuẩn để trỏ Google đến nội dung gốc và đảm bảo rằng phần đầu tiên nhận được tất cả lợi ích của SEO.

Các thẻ canonical xuất hiện như thế nào? 

Thẻ canonical sử dụng dễ dàng và cú pháp không thay đổi, thường nằm ở vị trí phần <head> của trang web:

<link rel="canonical" href="https://example.com/sample-page/" />

Nghĩa là: 

  1. link rel=”canonical”: Mô hình HTML chuẩn của thẻ Canonical trên trang web. 
  2. href=“https://bit.ly/3xWo8I7: URL gốc (hay còn gọi là URL chính tắc) được tìm thấy.

Tại sao thẻ canonical lại cần thiết cho việc tối ưu web?

Google thường không thích sự trùng lặp trong nội dung – hay còn gọi là Duplicate Content, điều này khiến cho Google không xác định được: 

  1. Loại trang nào cần index
  2. Loại trang web nào dùng để xếp hạng các truy vấn liên quan.
  3. Và họ có nên hợp nhất các URL trùng lặp hoặc loại bỏ bớt một số phiên bản trùng lặp của cùng một trang.

Quá nhiều nội dung lặp lại có thể ảnh hưởng đến “Crawl Budget” – Ngân sách thu thập trang web.

Đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí ngân sách “hạn hẹp” của Google để thu thập thông tin một số phiên bản tương tự nhau trong một trang web, thay vì khám phá những nội dung mới mẻ và quan trọng khác.

Các trang này giống hệt nhau, mình có nên tốn ngân sách để làm không?

Trên thực tế, buộc Google lãng phí thời gian với phần thu thập thông tin (crawling) nội dung trùng lặp, cần phải được ngăn chặn. 

Và thẻ canonical được sinh ra để giải quyết vấn đề này. Canonical cho phép bạn thông báo với Google rằng trang web này là trang chính tắc, có nội dung chính và cần được thu thập dữ liệu thường xuyên để được index cũng như xếp hạng cho các truy vấn liên quan.

Nếu không chỉ định một canonical URL, Google sẽ tự chỉ định những URL phù hợp, mà rất có thể đó không phải là trang hoặc URL mà bạn mong muốn 

URL chính tắc: URL chính tắc là URL của trang mà Google đánh giá là tiêu biểu nhất trong số những trang trùng lặp trên trang web của bạn.

Bạn cho rằng web mình không bị duplicate content?

Bạn cho rằng, bạn không đăng tải các bài viết và trang có nội dung giống nhau, nên bạn nghĩ trang web của mình không có các phiên bản trùng lặp. 

Nhưng điều đó chưa hẳn là đúng, vì đối với các công cụ tìm kiếm như Google có khả năng thu thập các URL bị phát sinh từ URL chính tắc và đánh dấu các phiên bản trùng lặp (bạn có thể hoặc không thể biết tới sự tồn tại của chúng).

Ví dụ: Một website Ecommerce được phát hiện có 2 URL là https://bit.ly/3zZkIGu và https://bit.ly/2TdCEfT.

Mặc dù 2 trang này có nội dung giống hệt nhau và liên quan đến nhau nhưng Google vẫn xác định đây là 2 trang khác biệt.

URL có ” ?shade=pink” được biết đến là tham số URL (URL Parameters), là nguyên nhân phổ biến tạo nên Duplicate Content.

Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở hầu hết các website hiện nay, đặc biệt là các website thương mại điện tử có bộ lọc tùy chỉnh tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ về tham số URL tạo nên tình trạng Duplicate Content

Đối với Google, đây là những trang riêng biệt và nội dung chỉ khác đi một chút.  

Sau đây là những nguyên nhân duplicate content thường gặp:

  • Có tham số URL của mục tìm kiếm chọn lọc (Ví dụ: example.com?q=cụm-từ-tìm-kiếm)
  • Có tham số URL cho các IDs (Ví dụ: https://bit.ly/3detXZC)
  • Các trang có thể in riêng biệt (Ví dụ: example.com/web page và example.com/print/web page)
  • Có các URL riêng biệt hoàn toàn cho mỗi bài viết trong các danh mục khác nhau (Ví dụ: example.com/providers/web-optimization/ and example.com/specials/web-optimization/) 
  • Gồm các trang trong các hệ thống khác nhau (Ví dụ: example.com and m.example.com) 
  • Sử dụng AMP và non-AMP trong cùng một trang (Ví dụ: example.com/web-page and amp.instance/web-page) 
  • Cung cấp các nội dung giống nhau ở các biến thể non-www/www and non‐https/https variants (Ví dụ: https://bit.ly/2UyvOC0 and https://bit.ly/3w0j0kM)

Trong những tình huống này, việc dùng chính xác thẻ canonical là rất cần thiết. Hơn nữa, các nội dung trùng lặp ở những URL khác cũng cần phải lưu ý 

Nếu bạn đang cung cấp tài liệu (Ví dụ: nếu một tờ báo cần đăng lại nguyên văn tài liệu nội dung của bạn trên trang web của họ) thì bạn phải yêu cầu họ định vị một hyperlink canonical chuẩn trỏ về bài gốc.

Làm như vậy giúp bạn có thể thu hút được khách truy cập giới thiệu từ bài đăng đó đồng thời giảm thiểu nguy cơ Google xếp hạng cho URL giả mạo.

Lưu ý: 

Một số trang web có thể từ chối việc thêm thẻ Canonical đến trang web của bạn. Với trường hợp này bạn cần trả phí để duy trì nội dung tại các trang web thứ 3 để đảm bảo chúng không xếp thứ hạng cao hơn bài gốc của bạn.  

Các nguyên tắc cơ bản triển khai thẻ canonical

Trước khi tìm hiểu về 4 cách tối ưu thẻ Canonical trong SEO, thì trước hết bạn phải nắm được 5 nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thẻ Canonical như sau: 

Quy tắc số 1: Sử dụng URL tuyệt đối 

Theo John Mueller của Google, sử dụng đường dẫn tuyệt đối sẽ là cách tốt nhất thay vì sử dụng đường dẫn tương đối với rel=”canonical”

Bạn nên dùng cấu trúc sau: 

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />

Thay vì dùng cấu trúc: 

<link rel=“canonical” href=”/sample-page/” />

Quy tắc số 2: Dùng chữ viết thường trong URL

Vì Google có thể xem các URL viết hoa và viết thường là 2 URL hoàn toàn khác nhau, trong server bạn nên dùng chữ viết thường sau đó dùng URL viết thường cho thẻ Canonical.

Quy tắc số 3: Sử dụng giao thức phù hợp (HTTPS & HTTP)

Nếu bạn đã chuyển đổi sang chứng chỉ SSL, chỉ cần nhớ không khai báo bất kỳ URL không phải SSL (tức là HTTP) trong các thẻ canonical của bạn. 

Mối quan hệ HTTP và HTTPS

Làm như vậy về mặt lý thuyết có thể dẫn đến nhầm lẫn và kết quả không mong muốn. Nếu website của bạn đã ở trong khu vực an toàn, hãy sử dụng mẫu URL sau: 

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />

thay vì

<link rel=“canonical” href=“http://example.com/sample-page/” />

Quy tắc số 4: Sử dụng thẻ Canonical tự tham chiếu

Ví dụ, nếu URL chính tắc đã là https://bit.ly/3w1qvYV thì thẻ chuẩn tự tham chiếu trên trang web đó có thể là: 

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page” />

Hầu hết các CMS phổ biến hiện nay đều tự động thêm các URL tự tham chiếu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng CMS tuỳ chỉnh thì bạn cần phải yêu cầu developer điều chỉnh chúng. 

Quy tắc số 5: Chỉ sử dụng một thẻ Canonical duy nhất trong 1 trang web

Nếu trang web có nhiều hơn 1 thẻ canonical, Google sẽ bỏ qua trang của bạn.  

Trong trường hợp có một số khai báo về rel = canonical, Google dường như sẽ bỏ qua tất cả các gợi ý rel = canonical.

Sau khi nắm vững 5 nguyên tắc cơ bản, chúng ta sẽ đến với các cách triển khai quy tắc chuẩn. 

Các triển khai canonical

1. Đặt tiêu chuẩn bằng cách sử dụng thẻ HTML rel=”canonical”

Sử dụng thẻ rel=”canonical” là phương thức đơn giản và rõ ràng nhất để chỉ định canonical URL

Đơn giản là thêm đoạn mã sau vào phần <head> của bất kỳ trang web trùng lặp: 

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/canonical-page/” />

Ví dụ: 

Bạn có một trang web thương mại điện tử bán áo thun, và muốn URL https://bit.ly/2U7HtaU là URL chuẩn, kể cả là nội dung trang web có truy cập được qua các URL khác như https://bit.ly/3h48Hbz

Bạn có thể thêm thẻ canonical vào trang trùng lặp đoạn mã sau: 

<link rel=“canonical” href=“https://yourstore.com/tshirts/black-tshirts/” />

Nếu bạn dùng WordPress, bạn không cần phải tìm đoạn mã trong trang web của bạn, mà có cách đơn giản hơn như sau:

Cài đặt thẻ canonical trong WordPress: 

Cài đặt Plugin Yoast SEO và các tính năng thẻ chuẩn tự tham chiếu được thêm vào một cách tự động. Để tùy chỉnh thẻ Canonical cho từng trang, bạn vào phần “Advanced” (Tính năng nâng cao) ở khung Yoast SEO trên mỗi trang web và điền URL chính tắc vào ô “Canonical URL”.

Cài đặt thẻ canonical trong Shopify

Shopify cung cấp Canonical URL tự tham chiếu cho các sản phẩm và bài viết mặc định trên blog. Để tuỳ chỉnh canonical URL, bạn phải điều chỉnh trực tiếp các tệp mẫu (.liquid).

Bạn có thể áp dụng một số cách được hướng dẫn tại đây.

Cài đặt thẻ canonical in Squarespace

Squarespace cũng cung cấp các URL tự tham chiếu mặc định tương tự như Shopify và bạn cũng có thể tùy chỉnh thẻ Canonical bằng cách chỉnh đoạn mã code trực tiếp.

2. Đặt quy tắc chuẩn trong tiêu đề HTTP

Đối với các file như PDF, chúng ta không thể đặt các thẻ canonical ngay trong phần đầu của website vì không có thẻ <head>. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải dùng HTTP header để cài đặt canonical. 

Ví dụ:

Tôi tạo một bản PDF của bài viết Canonical này trên website và và lưu trữ nó trong subfolder (fiexmarketing.com/blog/*).

Trong file HTTP header sẽ xuất hiện như sau:

HTTP/1.1 200 OK
Content-Type: application/pdf
Link: <https://fiexmarketing.com/seo/canonical-url-la-gi/>; rel="canonical"

3. Đặt quy tắc chuẩn trong sitemaps

Google tuyên bố rằng các trang non-canonical không nên đưa vào sitemaps và chỉ những URL được canonical mới được liệt kê vào. 

Vì Google xem các trang được liệt kê trong Sitemaps là những trang chính tắc, được tham chiếu đến. 

Tuy nhiên, trong hướng dẫn của Google về Canonical có nhắc tới một số trường hợp các URL được canonical trong Sitemap có thể không được chọn làm URL chính tắc.

Chúng tôi không đảm bảo sẽ xem các URL trong sơ đồ trang web là URL chính tắc, nhưng đây là một cách đơn giản để xác định các trang chính tắc cho một trang web lớn. Sơ đồ trang web cũng là một cách hữu ích để cho Google biết đâu là các trang mà bạn coi trọng nhất trên trang web của mình.

Đừng đưa các trang không phải là trang chính tắc vào sơ đồ trang web. Nếu bạn đang dùng sơ đồ trang web, đừng chỉ định những URL không phải URL chính tắc trong sơ đồ đó.

4. Đặt quy tắc chuẩn với 301 redirects (chuyển hướng)

Nếu bạn muốn chuyển hướng lưu lượng truy cập ra khỏi URL trùng lặp, bạn có thể sử dụng 301 redirects

Ví dụ

Giả sử trang của bạn truy cập được vào các URL: 

  • example.com 
  • example.com/index.php 
  • example.com/house/

Chọn một URL chuẩn và chuyển hướng 301 các URL khác đến URL chuẩn đó.

Bạn cũng làm tương tự HTTPs/HTTP và www/non-www trên website của bạn. Chọn một URL chuẩn và chuyển hướng đến các trang khác. 

Ví dụ, trên trang web của tôi thì phiên bản URL chuẩn sẽ có HTTPS và không có www (https://bit.ly/3guTwEJ). Tất cả các URL sau đều được chuyển hướng 301 đến https://bit.ly/3xYk3U4

  • https://bit.ly/3xYsX3G
  • https://bit.ly/3h3BsUo
  • https://bit.ly/3detZkc

Các lỗi sử dụng thẻ Canonical thường gặp cần tránh

Với những kiến thức tôi chia sẻ ở trên, tôi nghĩ rằng sẽ không có nhiều bạn thực sự hiểu hết 100%. Bởi vì đây là một chủ đề nâng cao, kể cả những bạn đã làm SEO lâu năm.

Do đó, ngoài những chia sẻ về cách tạo và tối ưu thẻ Canonical thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua về các sai lầm thường gặp khi sử dụng thẻ Canonical.

Nào, chúng ta cùng đến sai lầm đầu tiên nhé:

Sai lầm #1: Chặn URL được chuẩn hoá thông qua robots.txt

Google sẽ không thu thập được thông tin khi bạn chặn URL trong robots.txt, Google không thể thấy được bất kỳ thẻ canonical trên trang web.

Ngăn chuyển đổi “hyperlink fairness” từ non-canonical sang canonical. 

Sai lầm #2: Đặt URL được chuẩn hoá thành “noindex”

Không được kết hợp noindex và rel=canonical với nhau, vì chúng đối lập với nhau hoàn toàn. 

Theo lời của John Mueller, Google sẽ thường ưu tiên thẻ canonical hơn thẻ “noindex”. Nếu bạn muốn dùng noindex và một URL chuẩn hoá hãy sử dụng 301 redirect. Hoặc rel=canonical. 

Sai lầm #3: Đặt mã trạng thái HTTP 4XX cho canonicalized URL 

Nếu bạn đặt mã HTTP 4XX cho canonicalized URL có ảnh hưởng đến thẻ ‘noindex’. Google không thể nhìn thấy thẻ canonical và chuyển “hyperlink fairness” dạng canonical 

Sai lầm #4: Chuẩn hoá các phân trang (paginated page) thành trang web gốc

Khi phân trang bạn không nên chuẩn hoá để đến trang web paginated đầu tiên. Thay vào đó, bạn sẽ dùng thẻ tự tham chiếu trên những page được phân trang này. 

Như John Muller có chia sẻ trên Reddit, khi dùng rel=canonical là không đúng cách 

Bạn cũng cần dùng rel=prev/subsequent tags để phân trang. Mặc dù Google không sử dụng nhưng Bing vẫn dùng được chúng. 

Sai lầm #5: Không sử dụng thẻ canonical với hreflang

Thẻ hreflang được dùng để chỉ định ngôn ngữ và vị trí địa lý của webpage. 

Phía Google cho rằng khi đang sử dụng hreflang, bạn cần “chỉ định web chuẩn có cùng ngôn ngữ với các trang khác hoặc có thể thay thế ngôn ngữ tốt nhất nếu không tìm ra ngôn ngữ chung cho cả 2”

Cách tìm kiếm và khắc phục các canonicalization trong web của bạn 

Với quá trình triển khai canonicalization sẽ gặp phải lỗi, bạn phải kiểm tra website để phát hiện ra các vấn đề liên quan đến thẻ canonical và khắc phục càng sớm càng tốt. 

Bạn có thể sử dụng công cụ Site Audit của Ahrefs. Công cụ sẽ crawl web của bạn trong hơn 100 vấn đề tối ưu hoá, sau đây là 12 vấn đề đã được tìm ra và khắc phục:

Lỗi  Vấn đề Cách khắc phục
1 Các yếu tố canonical đến 4XX Khi 1 hoặc nhiều trang được chuẩn hoá đến URL 4XX thì lệnh này sẽ xuất hiện Công cụ tìm kiếm không index các trang 4XX, vì không còn hoạt động. Do đó, họ sẽ bỏ qua bất kỳ thẻ chuẩn nào trỏ đến các trang như vậy và tự tìm các trang web không có canonical (non-canonical). Xem lại các trang bị ảnh hưởng và đổi các canonical hyperlink (200) thay cho 4XX để đến các trang đang hoạt động đã liệt kê. 
2 Các yếu tố canonical đến 5XX Khi 1 hoặc nhiều trang được chuẩn hoá đến URL 5XX sẽ được cảnh báo HTTP 5XX cho biết sự cố đang nằm ở máy chủ (server), lúc này trang web không được kết nối và chuẩn hóa. Google không thích index đến những trang không kết nối được và các canonical sẽ bị bỏ qua Thay thế các canonical URL lỗi bằng các URL hợp lệ.Kiểm tra các cấu hình sai của server để trang chuẩn xuất hiện đúng hơn. Chú ý sự cố xuất hiện tạm thời trong quá trình crawl, trang web của bạn bị ngừng hoạt động để bảo trì hoặc web bị quá tải
3 Các yếu tố canonical chuyển hướngCảnh báo kích hoạt khi một số trang được chuẩn hóa thành URL được chuyển hướng. Canonical luôn phải ở vị trí ưu tiên có thẩm quyền trong trang web . Đây không phải là chuyển hướng các URL, nên Google có thể hiểu hoặc bỏ qua canonical. Thế chỗ các canonical hyperlink bằng các hyperlink trực tiếp kết nối đến các phiên bản có thẩm quyền nhất của trang (một trang trỏ về mã 200 HTTP và không chuyển hướng)
4 Các trang trùng lặp không hợp quyCảnh báo này được kích hoạt khi tồn tại một hoặc nhiều trang trùng lặp nhưng không có trang nào là canonical Vì không có trang nào được được chỉ định, Google sẽ cố xác định được một trang phù hợp để hiển thị trong kết qủa tìm kiếm của Google. Và đây có thể không phải là trang mà bạn muốn liệt kê.  Review the teams of duplicates. Pick one canonical model that ought to be listed within the search outcomes.Kiểm tra lại các nhóm trùng lặp. Lấy một trang canonical để liệt kê trong kết quả tìm kiếm. Bởi vì là chỉ định nên trang canonical này phải được thêm canonical tự tham chiếu để làm bản chuẩn. 
5 Hreflang sang non‐canonical Cảnh báo này được kích hoạt khi có nhiều trang chỉ định URL non-canonical của Hreflang Các liên kết trong thẻ hreflang luôn phải ngang với các canonical page. Liên kết đến một non‐canonical của một trang web từ các chú thích hreflang có thể gây nhầm lẫn và đánh lừa các công cụ như Google. Thay bằng các hyperlinks trong các chú thích hreflang của các trang bị ảnh hưởng.
6 Canonical URL không có các hyperlink bên trong Cảnh báo này được kích hoạt khi các canonical URL không có hyperlink bên trong  Khi người dùng không truy cập được vào các canonical URL thì sẽ được chuyển hướng sang các trang non-canonical  Thế chỗ của các hyperlink bên trong để trang canonicalized chuyển hướng trực tiếp đến trang chuẩn.
7 Trang web non-canonical trong sitemapCảnh báo này được kích hoạt khi một số trang non-canonical được liệt kê trong sitemap Google states that you just shouldnʼt embrace non‐canonical URLs in your sitemap. Reason being, they see pages in sitemaps as advised canonicals. You ought to solely listing pages that you really want listed in sitemaps. Remove non‐canonical URLs out of your sitemap.
8 Trang web non-canonical chỉ định thành một canonical 
Cảnh báo này kích hoạt khi một số trang chỉ định một canonical URL, URL này cũng có thể được chuẩn hóa cho một trang web duy nhất. Điều này tạo ra một “chuỗi chuẩn”, trang web A được chuẩn hóa thành trang web B, sau đó được chuẩn hóa thành trang web C.
Chuỗi chuẩn hoá này có thể gây hiểu lầm và đánh lừa công cụ tìm kiếm như Google. Vì thế, Google có thể hiểu sai và bỏ qua các trang được canonical. Thay thế các hyperlink của non-canonical trong thẻ ảnh hưởng trực tiếp bởi hyperlink đến trang canonical. 
Ví dụ: Nếu trang web A là được chuẩn hoá đến trang V, sau đó được chuẩn hoá đến trang C.Hãy đổi hyperlink chuẩn trên trang A bằng hyperlink của trang web C. 
9 URL trong Open Graph không trùng khớp với canonical Cảnh báo này được kích hoạt khi không có sự phù hợp giữa canonical được chọn và liên kết trong Open Graph URL trong một số trang
Nếu URL trong Open Graph không khớp với trang non-canonical. Khi đó các non-canonical của trang web có thể được chia sẻ trên mạng xã hội  Đổi URL trong Open Graph URL bị ảnh hưởng bằng các URL canonical. Lưu ý 2 URL là giống nhau và URL trong thẻ Open Graph phải dùng http:// hoặc https://  như của URL canonical
10 Canonical từ HTTPS đến HTTPCảnh báo này sẽ xuất hiện khi một số trang an toàn (HTTPS) chỉ định mô hình không an toàn (HTTP) vì trang chuẩn. HTTPS liên quan đến vấn đề xếp hạng, khi chỉ định các biến thể của các trang phù hợp làm trang canonical  Redirect the HTTP web page to the HTTPS equal. If thatʼs not attainable, add a rel=“canonical” hyperlink from the HTTP model of the web page to the HTTPS one.Chuyển hướng trang web HTTP sang HTTPs tương ứng. Ngược lại, nếu không được thì hãy thêm hyperlink rel=”canonical”  từ HTTP của trang web sang phiên bản HTTPS.Google cũng liệt kê việc triển khai HSTS 
11 Canonical từ HTTP sang HTTPSCảnh báo này được kích hoạt khi một số chỉ định không an toàn (HTTP) sang chỉ định an toàn (HTTPS)  Thông thường HTTPS thường được ưu ai hơn HTTP. Nếu trong phiên bản HTTP của trang web được chỉ định phiên bản HTTPs là Canonical thì là điều không hợp lý.Đây có vẻ như một vấn đề lớn, nhưng chắc chắn có thể điều chỉnh được  Bổ sung sang 301 redirect từ HTTP sang HTTPs. Bạn cũng cần thay thế hyperlink bên trong HTTP của trang web bằng các k với mô hình HTTPS
12 Trang web non-canonical nhận được lượng truy cập tự nhiên Cảnh báo này được kích hoạt khi số trang non-canonical hiển thị kết quả tìm kiếm và nhận được lượng truy cập tự nhiên (organic) – điều này không thể xảy ra Thẻ canonical của bạn khi cài đặt không chính xác hoặc Google bỏ qua canonical bạn chọn Kiểm tra thẻ rel=canonical được tạo chính xác trên tất cả các trang báo cáo chưa. Bạn có thể dùng công cụ kiểm tra của Google – Google Search Console để xem xét. Nếu có sự không phù hợp, hãy tìm hiểu lý do tại sao có thể xảy ra trường hợp này.

Kết luận

Sử dụng thẻ canonical không khó. Chỉ cần lưu ý rằng các thẻ canonical không phải là một lệnh nhưng lại là một dấu hiệu dành các công cụ tìm kiếm như Google. 

Bạn có thể sử dụng công cụ Kiểm tra URL trong Google Search Console để kiểm tra cho chính website của mình nhé Hi vọng bài viết “Canonical URL là gì? Hướng dẫn triển khai canonical từ A-Z” sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Bài viết Thẻ Canonical là gì? 5 cách tối ưu Canonical URL trong SEO 2021 thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Thu Ho.



source https://fiexmarketing.com/seo/canonical-url-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tin về Công ty cổ phần FIEX Marketing

CUSTOMER JOURNEY MAP – Bản đồ hành trình giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Làm Content Youtube là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view