Email Marketing: Chiến lược 6 ngày để X2 doanh thu
Giao tiếp là một kỹ năng mà bất cứ một marketer nào cũng cần phải có. Nói đơn giản là doanh nghiệp của bạn đang tương tác với một nhóm người có cùng chung một vấn đề, và bạn phải tập trung giao tiếp với họ về vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp của bạn trực tiếp tác động tới sự chuyển đổi khách hàng.
Vậy làm cách nào để giao tiếp hiệu quả với khách hàng?
Câu trả lới chính là Email. Email Marketing chính là kênh giao tiếp đem lại lợi nhuận tốt nhất cho bạn.
Hãy cùng xem qua ví dụ sau. Ta có thể thấy 32% trong tổng doanh thu 18 triệu USD của công ty này đến từ email. Con số này gấp đôi nguồn thu từ những chiến dịch quảng cáo. 18% doanh thu của email marketing đến từ những chiến dịch gửi email thủ công tới khách hàng.
Trước khi bàn đến chiến lược email marketing trong 6 ngày, hãy nói về những nội dung mà các email trong chiến lược này cần phải có:
- Tiêu đề
- Hình ảnh
- Nút nhấn
- Video icon (nếu cần thiết)
Một khi đã có được những yếu tố trên, bạn nên sử dụng bố cục email như sau:
- Header có tên thương hiệu và dòng giới thiệu ngắn (tagline)
- Tiêu đề
- Tiêu đề phụ với link CTA
- Hình ảnh Call to Action
- Nút Call to Action
- Nội dung chính với link CTA
- Chữ ký với tagline và thông tin liên hệ
- Nút CTA cuối cùng
- Icon và link dẫn tới mạng xã hội
- Địa chỉ công ty
- Phần nhắc lại về giá trị của đề xuất và sứ mệnh của thương hiệu
- Link hủy đăng ký nhận thư
Một ví dụ về header có tên thương hiệu và tagline như sau:
Trong phần header, bạn nên thể hiện chức năng của công ty chỉ với một câu nhưng vẫn đảm bảo khách hàng sẽ hiểu những nội dung cần thiết về doanh nghiệp của bạn.
Tiêu đề chính và phụ của bạn là phần được nhìn thấy nhiều nhất trong một email. Luôn bắt đầu bằng dòng văn bản và một link màu xanh có gạch dưới để người xem trên điện thoại có thể nhanh chóng click vào link đó.
Ví dụ:
Ngay sau câu kêu gọi hành động đó là đường link màu xanh có gạch dưới nêu trên. Kế tiếp đó là hình ảnh call to action và một nút call to action.
Người xem tiếp nhận nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau, có người thích đọc, có người muốn nhìn hình ảnh, có người lại thích xem video. Bằng cách gửi gắm thông điệp mốn truyền tải dưới nhiều định dạng khác nhau, khả năng người xem tiếp thu nội dung của bạn được gia tăng.
Phần nội dung chính với link CTA là phần thân bài của email. Sau phần thân bài là phần chữ ký, tagline và thông tin liên hệ.
Nút CTA cuối cùng sẽ lặp lại mục tiêu của email, tiếp sau đó là link dẫn tới các mạng xã hội và một đoạn nhắc lại về giá trị của đề xuất và thông điệp về thương hiệu.
Sau cùng là link hủy đăng ký. Việc để link này ngay dưới phần giá trị của đề xuất và thông điệp thương hiệu có thể hạn chế việc người xem hủy đăng ký khoảng 30%.
Một khi đã hoàn tất 12 yếu tố chính này, giờ là lúc bạn thực hiện A/B test để xem phiên bản email nào mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng những email với các yếu tố nêu trên, bạn có thể triển khai thành công chiến dịch “…”. Chiến lược này được dùng khi bạn muốn quảng cáo cho một sản phẩm, ưu đãi nào đó.
Trong ngày thứ nhất tới ngày thứ ba, bạn sẽ gửi 2 email tới khách hàng. Email đầu tiên sẽ được gửi vào lúc 7 giờ sáng và email thứ hai vào lúc 7 giờ tối. Ngày thứ tư, sẽ có 3 email được gửi lần lượt vào lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều và 10 giờ tối.
Sau đây ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về chiến lược này.
Chiến lược Email Marketing trong 6 ngày
Ngày 1
Email thứ nhất được gửi trong ngày 1 là để thông báo cho khách hàng về đợt ưu đãi và hạn chót của chương trình này. Email thứ hai cũng để thông báo về chương trình và hạn chót, nhưng kèm thêm đề xuất mua hàng đặc biệt.
Những email này chỉ khác nhau tiêu đề và cả hai đều chứa nội dung nhằm chuyển đổi khách hàng dưới dạng:
- Hình ảnh
- Testimonial (sự chứng thực từ khách hàng đã dùng sản phẩm)
- Copywriting
Hình ảnh, testimonial và copywriting nên giống với nội dung trên landing page mà kêu gọi khách hàng thực hiện hành động. Đây là một mẹo marketing giúp người xem cảm thấy thoải mái hơn khi họ được dẫn đến landing page vì họ đã từng nhìn thấy nội dung này.
Ngày 2
Email thứ ba và thứ tư được gửi trong ngày 2 cũng không khác nhiều những email trong ngày 1: Tiêu đề được cập nhật, phần copywriting được chỉnh sửa đôi chút, người đọc được nhắc lại về hạn chót của đợt khuyến mãi.
Mục đích chính ở đây là để nói với khách hàng rằng bạn có một đợt ưu đãi đang diễn ra, làm họ biết đến bạn, thích bạn, tin tưởng bạn và họ sẽ mua hàng của bạn.
Ngày 3
Vào ngày thứ ba bạn nhấn mạnh về đề xuất mua hàng độc nhất và sự hiếm có khó tìm của nó: “Hãy nhanh chân lên, ưu đãi sẽ kết thúc vào ngày mai lúc nửa đêm! Hãy dùng mã coupon này để mua quà tặng cho nửa kia của mình với giá cực kỳ ưu đãi.”
Sự khác biệt giữa email này với những email trước đó là:
- Hình ảnh mới
- Tiêu đề mới
- Copywriting mới
Ngày 4
Theo kinh nghiệm thì ngày thứ tư là ngày mà bạn sẽ kiếm được 50% lợi nhuận của mình. Với tư cách một marketer, bạn như đang hối thúc là “Ưu đãi này sắp hết hạn rồi đấy”. Khách hàng sẽ bị thôi thúc bởi một deadline quyết liệt như vậy và họ buộc phải lựa chọn mua hàng hoặc không.
Những email trong ngày 4 lặp lại những cụm như: “Đợt khuyến mãi sẽ hết hạn vào tối nay!”, “Ưu đãi của chúng tôi sẽ kết thúc trong 7 giờ nữa!”,…
Những thành tố khác cũng tương tự như những email trước đó.
Về bản chất, những email này đếm ngược những giờ cuối của đợt khuyến mãi.
Bonus: Ngày 7
Ngày 7 tập trung vào việc upsell sản phẩm cho những khách mua hàng từ đợt khuyến mãi cũng như những người chưa mua hàng.
Nếu khách đã mua hàng, bạn hãy gửi cho họ một email với nội dung: “Bạn đã mua sản phẩm của chúng tôi vào đợt khuyến mãi cuối tuần. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Facebook để nhận ưu đãi 15% chỉ trong 12 giờ tới mà thôi.”
Sau đó, vào buổi chiều cùng ngày bạn gửi thêm một email nữa: “Đây là cơ hội cuối cùng để bạn nhận ưu đãi 15%.” Bạn nói với người mua những điều này bởi vì họ đã mua hàng trong khoảng thời gian ưu đãi giới hạn này (hồi cuối tuần), và họ có thể được giảm giá một sản phẩm khác cho lần mua tiếp theo. Điều này mời gọi khách hàng mua thêm sản phẩm của bạn.
Để làm được điều này, bạn dùng một reference URL trong ManyChat trên Facebook Messenger. Khi đăng ký ManyChat, bạn kết nối tài khoản với fanpage trên Facebook, click vào growth tool rồi click vào ref URL. URL này mở ra một cuộc hội thoại trong Messenger.
Trong email ngày 7 khi bạn nói “Nhận ưu đãi đặc biệt 15% này bởi vì bạn đã mua hàng của chúng tôi hồi cuối tuần”, khách hàng click vào email và nó mở ra một tin nhắn Messenger với nội dung “Vì bạn đã mua hàng của chúng tôi nên giờ đây bạn sẽ được giảm giá 15%. Bấm vào đây.”
Khi khách hàng của bạn click vào link ref URL, họ trở thành một người đăng ký nhận tin qua Facebook Messenger. Với hành động này, bạn vừa đem danh sách email sang trang Facebook và tạo thêm một cơ hội giao tiếp với khách hàng trên nền tảng này.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách tạo quảng cáo cho những người mua lần thứ hai và những người ban đầu chưa mua hàng.
Chiến lược Email Marketing nhằm thúc đẩy lần mua thứ hai
Tiếp theo sau chiến lược email marketing là một chiến lược mới nhằm gia tăng sự trung thành với thương hiệu.
Sẽ ra sao nếu với mỗi lần khuyến mãi, bạn có thể khiến 10% những người đã mua hàng mua lại lần thứ hai?
Và sẽ thế nào nếu 10% những người mua lần hai đó quay lại và mua lần thứ ba?
Bạn có thể đạt được điều này bằng cách đề xuất một khoản giảm giá đặc biệt cùng với một deadline khác tới những người đã mua hàng trước đó.
Ví dụ:
“Bạn đã mua hàng của chúng tôi trong kỳ nghỉ lễ này, vì vậy mà chúng tôi có một món quà đặc biệt dành cho bạn: Bạn được ưu đãi 20% duy nhất chỉ trong 3 ngày tới đây.”
Chú ý rằng khoản giảm giá lần này phải nhiều hơn lần trước thì mới thúc đẩy khách hàng mua thêm lần nữa.
Bên cạnh khoản giảm giá và deadline mới, email này cũng làm nổi bật những sản phẩm đang ưu đãi khác.
Để biến những người mua lần hai thành người mua lần ba, bạn cần phải gửi email tri ân khách hàng tới những người này. Bạn không nên gửi lại email cảm ơn như lúc họ mua lần đầu tiên, mà hãy xác nhận đơn đặt hàng của họ, bày tỏ sự biết ơn vì họ đã mua lần hai, đề xuất hỗ trợ thêm và đưa họ vào cộng đồng khách hàng trung thành của bạn.
Khi một khách đã mua hàng của bạn hai lần, bạn sẽ muốn cho họ biết về sứ mệnh thương hiệu của mình. Hãy nói về những dự định vượt xa cả việc bán hàng, tại sao bạn làm trong ngành này, bạn là người thế nào và bạn quan tâm đến những ai.
Bởi vì một điều đã được chứng mình là ở mức này khách hàng rất quan tâm về bạn và họ không thích những thương hiệu xa lạ, mờ nhạt.
Mỗi thương hiệu phải có một sứ mệnh, một câu chuyện, một mục đích. Hãy chia sẻ với khách hàng những điều này để mở ra một con đường để tương tác với họ nhiều hơn trên các mạng xã hội.
Chiến lược Email Marketing cho những khách chưa mua hàng
Những khách chưa mua hàng được đề xuất khoản giảm giá giống như lúc đầu nhưng được gia hạn thêm một ngày. Ví dụ: “Bạn vẫn còn được giảm giá như đã đề xuất trong một ngày duy nhất nếu bạn liên hệ ngay với chúng tôi trên Facebook.”
Chú ý rằng trong email dành cho khách chưa mua hàng này nên có hình ảnh, video và link. Những người đã xem email trong ngày 1 nhưng còn phân tâm và chưa mua hàng, thì giờ đây có thể retarget và thúc đẩy họ mua hàng. Một khoản đầu tư cho retarget có thể mang lại lợi nhuận gấp 9 lần.
Sau đó họ sẽ trải qua chiến lược với ref URL tương tự như trên.
Những chiến lược trên được thiết kế dành riêng cho việc quảng cáo một sản phẩm và tăng doanh thu. Tuy nhiên đây không phải là những email duy nhất mà doanh nghiệp nên gửi cho khách hàng.
Có 3 loại email mà một thương hiệu nên gửi đến khách hàng:
- Xây dựng lòng tin (với bằng chứng xã hội)
- Content
- Đề xuất
Email xây dựng lòng tin khách hàng
Những email này nhằm xây dựng lòng tin giữa khách hàng và thương hiệu bằng nhiều cách như bằng chứng xã hội (social proof), chứng thực khách hàng (customer testimonial), khoa học, case study, quy trình sản xuất và tính minh bạch.
Những email xây dựng lòng tin nên chiếm phần lớn các email được gửi đến những người đăng ký nhận thư từ bạn.
Email Content
Mục đích của những email này là thu hút khách hàng tương tác với những content của thương hiệu, chẳng hạn như các mẹo, kỹ thuật, blog, video và bất cứ content nào liên quan tới lợi ích của sản phẩm hoặc liên quan đến những gì cộng đồng thường tương tác.
Ví dụ: Một đầu bếp đang bán bộ dao làm bếp và anh ấy mở một đợt giảm giá mỗi 6 tuần. Anh này có thể gửi đến người đăng ký những video Youtube về kỹ năng dùng dao, những video của Gordon Ramsey hay Emeril chẳng hạn. Đây không phải là những content mới mẻ gì, anh này chỉ chia sẻ lại những gì có sẵn trên internet, nhưng làm vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn cho việc kinh doanh của anh ấy.
Email đề xuất
Email đề xuất được tạo ra để bán hàng, để cross sell, giới thiệu sản phẩm mới và quảng bá những chiến dịch pre-order.
Đây là những email đã được nhắc đến ở phần trên khi chúng ta bàn về quảng cáo ưu đãi để tăng doanh thu. Những email này cũng được dùng để quảng bá về những sản phẩm mà khách hàng chưa biết tới hay những dịch vụ mà họ chưa từng tương tác.
Email đề xuất kết hợp với testimonial làm tăng đáng kể khả năng bán hàng của bạn. Ví dụ một đề xuất như “Những vị khách này đã trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi qua đề xuất này và nó đã thay đổi cuộc đời họ.” sẽ có sức thuyết phục hơn là chỉ nói về những lợi ích của đề xuất đó.
Email là kênh giao tiếp chính của bạn với cả những khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có. Vì đây là một trong những kênh giao tiếp đem lại lợi nhuận cao nhất hiện nay, việc bổ sung một chiến lược email marketing đã được thử nghiệm có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể về mặt doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Hãy sử dụng “…” để tạo một chiến lược email marketing thành công với lợi nhuận gấp đôi và mang khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn trên nhiều nền tảng khác hơn.
Bài viết Email Marketing: Chiến lược 6 ngày để X2 doanh thu thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Thu Ho.
source https://fiexmarketing.com/email-marketing/chien-luoc-email-marketing-trong-6-ngay/
Nhận xét
Đăng nhận xét