Cách viết Content hay: 26 cách viết content hiệu quả cho người mới bắt đầu

Content là huyết mạch đối với các doanh nghiệp trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn lựa tập trung vào các chiến thuật marketing ngắn hạn hơn là đầu tư vào nội dung trên website.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Vậy hiệu quả trong việc mang nhiều người dùng đến một trang web có nội dung tầm thường là gì?

Cá nhân tôi cho rằng: Marketing sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu nội dung của bạn có khả năng thu hút sự chú ý một cách tự nhiên.

Nếu bạn là một marketer đã hiểu rõ được tầm quan trọng của Content, mong muốn giảm chi phí quảng cáo, tăng hiệu quả marketing và đồng thời mong muốn xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp bền vững, thì bài viết Cách viết content hay này chính là dành cho bạn!

Trước hết, tôi cần bạn hiểu được…

Thế nào là Content hay?

Để xác định một content hay, tôi thường dựa trên 4 yếu tố:

  • Angle (góc nhìn): ý tưởng của người viết được khai thác dưới góc độ nào?
  • Timing (thời điểm): người dùng có nhu cầu về chủ đề này không?
  • Distribution (phân phối): Nội dung content có được tối ưu cho kênh đăng tải?
  • Writing (cách diễn đạt): Các ý tưởng được truyền đạt có hiệu quả như thế nào?

4 yếu tố này kết hợp lại tạo thành một content hay. Và sự thật là không có nhiều bài viết nằm giữa sơ đồ Venn thỏa mãn cả 4 điều này. Nhưng bạn không cần phải đau đầu để tạo ra một bài viết hoàn hảo.

Theo quy luật 80/20, 20% yếu tố then chốt sẽ mang lại 80% lượng truy cập cho bạn.

Chính vì vậy, bạn có thể gia tăng tỷ lệ thành công của mình bằng cách hiểu rõ 4 yếu tố này.

Content hay thường thỏa mãn cả 4 yếu tố

Trong phần kế tiếp, tôi sẽ nhóm các tips nhỏ (lồng ghép 4 yếu tố này) trong các giai đoạn khi viết content, giúp bạn dễ dàng hình dung được mình cần rèn luyện, chuẩn bị, viết bài và tối ưu như thế nào để có được một content hay!

Giai đoạn Rèn luyện: Luyện tập như thế nào để viết content hay? (Angle + Writing)

Hầu hết các copywriter đều được hướng dẫn phải luôn viết content thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng. Họ bắt đầu với một quy trình như sau:

  • research từ khóa
  • đọc các bài viết đứng top SERP của đối thủ
  • tổng hợp lại ý của các bài viết top

Điều này vô hình chung tạo nên một cách tiếp cận (angle) rập khuôn khi bạn viết về một chủ đề nào đó. 

Hầu như, rất ít người viết có khả năng nghiền ngẫm và chọn ra một góc nhìn mới như ví dụ dưới đây:

Chọn cách tiếp cận mới khi đề cập “người đàn ông đích thực biết mua điều hòa cho gia đình” để giới thiệu máy điều hòa không khí DAIKIN

Có thể nói:

Một angle tốt sẽ làm cho bất kỳ chủ đề nào (dù mới hay cũ) cũng trở nên thú vị.

Vậy làm thế nào để có thể chọn một angle tốt? Và hơn nữa, làm thế nào để có thể diễn đạt angle này?

#1. Luyện thói quen đọc và nghiền ngẫm

Khả năng sáng tạo trong việc chọn lựa góc nhìn thú vị không phải tips mà bạn có thể học theo kiểu mì ăn liền được. Bạn cần thời gian để đọc nhiều kiến thức, tích lũy và cải thiện dần dần.

Việc đọc trước hết cho bạn kiến thức về vấn đề, đồng thời giúp bạn tiếp cận được các cách sử dụng từ ngữ, câu cú, cách thể hiện quan điểm của người viết. Dần dần, khi lượng đã đủ, bạn sẽ dần hình thành khả năng liên kết các chủ đề và cách tiếp cận của mình.

Rèn luyện thói quen đọc mỗi ngày để mở rộng kiến thức và có nhiều góc nhìn

Bạn có thể chọn đọc sách về chủ đề/lĩnh vực mình sắp viết (sách chuyên môn chẳng hạn), xem video hay các hướng dẫn viết content/marketing hoặc bất cứ chủ đề nào mà bạn quan tâm.

Bạn có thể ghi chú lại các câu hoặc từ bạn thấy hay, sử dụng các công cụ như Evernote để lưu lại các bài viết thú vị để làm giàu vốn từ vựng cho mình dễ dàng biến tấu sau này.

#2. Tập viết mỗi ngày

Không ai có thể viết hay mà không luyện tập.

Đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy buồn cười mỗi khi đọc lại nội dung chả ra sao mà mình viết trước đây. Điều quan trọng nhất tôi nghĩ rằng mình đã viết tiến bộ hơn trước rất nhiều.

Hãy biến việc viết trở thành thói quen mỗi ngày của bạn.

Bạn có thể thử với nhiều hình thức khác nhau hay chuyên tâm chọn lựa một lối viết, nhờ bạn bè feedback hoặc nếu ngại bạn có thể lưu thành note, publish với chế độ riêng tư trên Facebook, v..v..

#3. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình

Những tay sát cá luôn thay đổi mồi câu theo loài cá mà họ muốn bắt. Họ biết rằng cá bông lau thích ăn trùn, cá soát thích ăn gián, … Thợ câu cũng điều chỉnh kĩ thuật câu của mình dựa vào thời gian trong ngày, điều kiện nước và mùa câu.

Càng thu thập nhiều thông tin về loài cá và môi trường sống, thợ câu càng có thể áp dụng kiến thức và kĩ thuật của mình để dẫn dụ được nhiều cá cắn câu.

Với marketer cũng vậy. Càng hiểu rõ về đối tượng target của mình trước khi truyền tải thông điệp, bạn càng khiến cho offer của mình hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.

Để hiểu rõ nhất về đối tượng mục tiêu của mình, hãy nghiên cứu về buyer persona (chân dung khách hàng) và hiểu rõ:

  • Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí làm việc, …)
  • Mục tiêu, thách thức, nỗi đau
  • Sở thích mua sắm và online của họ

#4. Hãy là chính mình và có chính kiến!

Nghe có vẻ “lý thuyết” nhưng đây thực sự là điều tôi mong bạn có thể dũng cảm làm được.

Tôi biết rất nhiều copywriter luôn chọn lối viết nước đôi an toàn, chung chung và không thể hiện rõ ràng quan điểm của bản thân. Tôi cũng đã từng như vậy.

Hầu hết chúng ta đều mang một tâm lý sợ bị phán xét nên không dám nêu lên quan điểm của mình, cũng sợ gặp phải thất bại khi làm khác đi khuôn mẫu.

Nhưng sự thật thì…

Mọi người thường bị ấn tượng và nhớ đến nét đặc trưng của một ai đó hơn là việc họ cung cấp thông tin gì.

Ở tầm doanh nghiệp, đó chính là cá tính của một thương hiệu.

Dưới đây là những mẩu content đậm “chất riêng” được người dùng yêu thích (quán trà đá + Fang pub)

 

Vậy phải làm sao nếu ngay cả bạn cũng không có “chính kiến” riêng?

Lời khuyên của tôi chính là hãy kiên nhẫn đọc, nghiền ngẫm và tích cóp kinh nghiệm sống cho mình. Quan điểm của bạn được hình thành bởi các môi trường sống xung quanh và những gì bạn tiếp xúc hàng ngày. Những người bạn gặp gỡ, quyển sách, tờ báo bạn đọc, …

Hãy nghiền ngẫm những điều bạn nghe đọc được, dần dần bạn sẽ có suy nghĩ cho riêng mình.

Viết content hay không đòi hỏi một người có khả năng viết xuất sắc theo khuôn mẫu, mà cần một người có khả năng thể hiện trọn vẹn tính cách, nét đặc trưng của chính mình.

Giai đoạn Viết: Viết content cần chuẩn bị những gì?

#5. Viết những gì bạn thật sự biết về chủ đề đang hương tới

Nếu bạn chưa hiểu rõ về những gì mình sắp viết, hãy cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng về nó. Sau đó, đưa những thông tin bạn thu thập được vào bài viết cùng nhiều dữ kiện chính xác kèm theo.

Tránh tạo nên 1 bài viết kém chất lượng với các ý tưởng chấp vá, mơ hồ. Người đọc ngày nay thông minh lắm, họ sẽ nhận ra ngay thôi! Đến lúc đấy, danh tiếng mà bạn gây dựng bấy lâu cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém.

#6. Bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa 

Việc nghiên cứu từ khóa vô cùng quan trọng trong quá trình viết content, góp phần xác định nội dung bạn đang hướng tới; đồng thời, dẫn dắt khách hàng tiềm năng quan tâm đến bài viết cũng như thương hiệu công ty.

Mặt khác, khi chèn các từ khóa vào bài viết blog, công cụ tìm kiếm cũng sẽ hiểu hơn về nội dung bài viết và giúp người đọc tìm thấy bài viết dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, không phải marketer nào cũng biết cách nghiên cứu khóa đúng dắn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể, nghiên cứu từ khóa đòi hỏi:

  • Biết sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa (như Adwords Keyword PlannerMoz’s Keyword Explorer hoặc một công cụ khác) để nghiên cứu những cụm từ mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên Google
  • Biết cách kết hợp, chèn các từ khóa đó vào nội dung bài viết sao cho thật tự nhiên

#7. Tìm hiểu những bài viết trước đó

Research (hay nghiên cứu đối thủ) là bước cực kỳ quan trọng đối với 1 content writer bởi bạn cần biết rõ chủ đề bạn sắp viết đã được ai đó triển khai hay chưa và họ đã thực hiện chúng như thế nào.

Về phần này, BuzzSumo sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi tham khảo bài viết của đối thủ cạnh tranh:

  • Họ sử dụng những loại thuật ngữ và biệt ngữ ngành nào?
  • Giọng văn của họ ra sao? Nghiêm túc? Hài hước? Hay mang tính chuyên môn cao
  • Họ thường bắt đầu với loại hình content nào? Blog post? Hay Email newsletter?
  • Đồng thời, tìm hiểu xem với mỗi hình thức, họ sẽ viết về những chủ đề gì? Cách viết như thế nào.

Và cuối cùng, bạn hãy tìm cách làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

#8. Viết về một chủ đề cụ thể

Một bài content hoàn hảo chỉ nên xoay quanh một chủ đề cụ thể từ định nghĩa, cách làm đến phương pháp giải quyết. Tránh tình trạng lan man, đan xen thêm nhiều vấn đề không liên quan.

Hãy tập trung vào vấn đề chính mà bạn đã đặt ra từ đầu, sau đó, khai thác đi sâu vào nó.

Để làm được như vậy, bạn có thể mượn một số thủ thuật từ ngành báo chí. Cụ thể, một góc nhìn tốt bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Góc nhìn độc đáo: Bạn có thể nói gì về chủ đề của mình, theo cách mà không ai khác có thể làm được?
  • Tập trung vào trọng tâm: Biết những gì nên viết và những gì không nên viết. Nếu thông tin không liên quan trực tiếp đến điểm chính của bài thì không cần đưa vào.
  • Mức độ liên kết: Sự kết hợp giữa chủ đề và góc nhìn của bạn có gì thú vị thu hút người đọc không?

#9. Quên đi độ dài bài viết – tập trung vào nội dung chuyên sâu

Có rất nhiều cuộc thảo luận bàn về độ dài các bài đăng trên blog.

Lúc đầu, có những nghiên cứu nói rằng “Bài đăng trên blog có độ dài 1.500 từ thường được xếp hạng tốt nhất”

Sau đó, nhận định này lại thay đổi: “Bài blog 3000 từ có vẻ hiệu quả hơn”.

Chính điều này khiến một số marketers tin rằng bài viết càng nhiều chữ để thu thập thông tin thì thứ hạng sẽ càng cao hơn.

Đây thật sự là một nhận định sai lầm!

Thực chất, nội dung bài viết mới là yếu tố quyết định thứ hạng của chúng trên các công cụ tìm kiếm.

Nghĩa là, thay vì đếm số chữ thì bạn nên tập trung vào cách khai thác bài viết xem liệu có trả lời cặn kẽ câu hỏi của người tìm kiếm không? Chủ đề có thú vị, mới lạ không?

Để có thể tìm hiểu và trả lời cặn kẽ các vấn đề thắc mắc của người dùng, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng anh để tìm kiếm và xem các câu hỏi đề xuất từ mục “People Also Asked” của Google:

Mục People also ask của Google giúp bạn tìm hiểu sâu hơn các vấn đề xoay quanh chủ đề đang viết

#10. Dành thời gian viết dàn ý chi tiết

Việc lập dàn ý chi tiết giúp bạn sắp xếp ý tưởng một cách chỉnh chu trước khi bắt tay vào viết content.

Dưới đây là các phần phải có trong một dàn ý cơ bản (đối với một bài blog trên website):

  • Từ khóa chính
  • Mô tả ngắn gọn về chủ đề bài viết và vấn đề sẽ được giải quyết trong bài. Lưu ý hãy đặt mình vào vị trí của người đọc và tự hỏi bản thân, “Tại sao tôi phải đọc bài viết này?”
  • Mô tả ngắn gọn về đối tượng mục tiêu cho bài viết.
  • Ý tưởng cho việc nâng cấp nội dung bài viết.
  • Phân tích từng bước về bố cục bài viết.

Dưới đây là một ví dụ về dàn ý tôi thường sử dụng:

 [Chủ đề bài viết + vấn đề sẽ giải quyết trong bài]

Từ khóa 

Dàn ý: 

Phần giới thiệu 

  • Luận điểm 1
  • Luận điểm 2
  • Luận điểm 3

Luận điểm 1 

  • Luận cứ 1
  • Luận cứ 2
  • Luận cứ 3

Luận điểm 2 

  • Luận cứ 1
  • Luận cứ 2
  • Luận cứ 3

Luận điểm 3 

  • Luận cứ 1
  • Luận cứ 2
  • Luận cứ 3

Kết luận.

Bạn có thể dựa vào bố cục dàn ý này để điều chỉnh sao cho phù hợp với bài viết của mình nhé!

#11. Đặt nhu cầu của người đọc lên hàng đầu 

Xét về nhiều mặt, con người vốn dĩ rất ích kỷ. Người đọc thường chỉ quan tâm đến giá trị mà bài viết của bạn mang lại cho họ.

Vì thế, trong bài viết, hãy tập trung vào người đọc hơn là chính bản thân mình. Một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng những từ “bạn” và “của bạn” thường xuyên hơn là viết “tôi” hoặc “chúng tôi”.

Dưới đây là 2 ví dụ rõ ràng nhất cho từng trường hợp:

  • Cách viết mang tính “cá nhân”:

Lốp xe 27inch chịu lực, chuyên dụng cao cấp tốt nhất trên thị trường.

  • Cách viết hướng tới người đọc: 

Trải nghiệm hành trình êm ái hơn với lốp xe cao su 27 inch chất lượng.

Rõ ràng, ví dụ đầu tiên là tập trung vào tính năng và tập trung vào công ty sản xuất lốp xe đạp.

Ví dụ thứ hai tập trung vào lợi ích cho người đọc.

Vậy, nếu bạn là khách hàng, bạn sẽ dựa vào cách viết nào để quyết định mua hàng?

#12. Cung cấp số liệu thống kê và dữ liệu khi cần thiết

Tiếp tục với ví dụ trên, tôi chỉ muốn nhắc lại là mọi người thích xem số liệu thống kê và dữ liệu thực tế hơn là những lời nói suông. Vì vậy, hãy kết hợp chúng vào bài viết của bạn bất cứ khi nào có thể nhằm đạt được những lợi ích sau:

  • Truyền đạt những lợi ích cụ thể hơn cho độc giả. “Sản phẩm này sẽ cải thiện năng suất lên 45%” nghe hay hơn là chỉ đơn giản nói “Sản phẩm này sẽ tăng năng suất của bạn lên rất nhiều”.
  • Cung cấp ví dụ và bằng chứng cho bài viết của bạn. Content có kèm dữ liệu và nghiên cứu cho thấy nội dung có độ uy tín cao.
  • Thu hút sự chú ý của người đọc. Đối với mỗi lý do được nêu ở trên, số liệu thống kê có thể giúp thu hút sự quan tâm của người đọc khi họ đang xem xét các kết quả tìm kiếm hoặc khi đang lướt xem trên các trang mạng xã hội.

Vậy, bạn có thể tìm số liệu thống kê và dữ liệu ở đâu khi tiến hành nghiên cứu? Hãy thử các nguồn sau:

  • Thực hiện khảo sát: bạn có thể tự thiết kế câu hỏi khảo sát bằng giấy hoặc trên mạng xã hội để thăm dò ý kiến thực tế từ người dùng. Để biết thêm chi tiết về cách chạy một cuộc khảo sát, tham khảo bài viết Cách thiết kế một cuộc khảo sát tiếp thị mang lại kết quả hợp pháp của Hubspot.
  • Theo dõi các báo cáo nghiên cứu ngành: Bạn thường có thể tìm thấy những thông tin này từ các tổ chức chuyên nghiệp, các nhà xuất bản hoặc các công ty nghiên cứu như Forrester Research. Một số tổ chức yêu cầu trả phí cho mỗi lần truy cập, một số khác cung cấp miễn phí để đổi lấy địa chỉ email của bạn.
  • Tìm nghiên cứu từ các công ty trực tuyến khác: Các thương hiệu thường viết bài về kết quả nghiên cứu của họ trên mạng xã hội. Tận dụng nguồn thông tin đó để hỗ trợ cho bài viết của bạn (chỉ cần đảm bảo là bạn trích nguồn thông tin rõ ràng nhé!)
  • Chạy thử nghiệm của riêng bạn: Nếu bạn đang thử một chiến thuật hoặc dự án mới, hãy ghi lại tiến trình và theo dõi hiệu suất sát sao để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

#13. Hãy thực sự “cầm tay chỉ việc” với bài viết có tiêu đề “Hướng dẫn….”

Trong thời đại kỹ thuật số, hầu hết mọi vấn đề đều được tìm kiếm trên Google, qua các bài content hữu ích.

Nhiệm vụ của người viết là cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết, đặc biệt là với các bài viết mang tính hướng dẫn lại càng phải thiết thực, chi tiết hơn.

Tuy nhiên, thực tế lại có khá nhiều bài content với tiêu đề Hướng dẫn nhưng lại không thực sự hướng dẫn mọi người cách làm bất cứ điều gì, nghĩa là không đưa ra hành động cụ thể.

Một bài viết “Hướng dẫn…” hoàn hảo là khi người viết có thể chỉ cho người đọc cách hoàn thành công việc cách rõ ràng, chẳng hạn như:

  • Càng chi tiết càng tốt. Hãy diễn giải và hướng dẫn từng bước người đọc như thể họ là một học sinh tiểu học.
  • Sử dụng nhiều ảnh screenshot. Với mỗi bước thực hiện, hãy screenshot màn hình để người đọc dễ dàng hình dung cách thức thực hiện.
  • Nếu được hãy thêm video vào bài viết. Thay vì mất 1.000 từ để giải thích cách hoàn thành một công việc nào đó thì việc thêm giải thích bằng video ngắn có thể dễ dàng hơn. Có khi video chỉ kéo dài trong vòng chưa đầy một phút.

Sử dụng nhiều hình ảnh screenshot màn hình để hướng dẫn được chi tiết và cặn kẽ hơn

#14. Viết tiêu đề như thế nào cho hay?

Các nghiên cứu cho thấy: tiêu đề có khả năng khơi gợi cảm xúc người đọc nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn.

Vì vậy, nếu muốn bài viết dễ dàng lan truyền hơn, hãy cố gắng khai thác tốt cảm xúc người đọc ngay từ phần tiêu đề.

Điều đó không có nghĩa là bạn cần phải thao túng cảm xúc của họ bằng các chiến thuật chiêu dụ rẻ tiền. Chúng đơn giản sẽ chỉ là những tiêu đề truyền cảm hứng cho người đọc cảm thấy điều gì đó khiến họ phải nhấp vào.

Tạo ra 1 tiêu đề thú vị không hề dễ dàng và làm sao để tiêu đề mỗi phần logic với nhau lại càng khó khăn hơn. Tôi thường sử dụng tips sau cho các bài blog hướng dẫn của mình:

  • Thêm từ chỉ số lượng vào title. Nhưng hãy chọn các số nhỏ (<20 chẳng hạn) vì các số lớn như 101 tips viết content hiệu quả sẽ khiến người đọc bị choáng.
  • Chứa các tính từ/ đồng từ mang tính hành động mạnh mẽ hoặc gây tò mò

Sử dụng tính từ gây tò mò và từ chỉ số lượng trong tiêu đề khuyến khích người đọc click vào bài viết (nguồn: Cafebiz)

  • Lật ngược lại các định kiến cố hữu:

VD: Sức hấp dẫn của người đàn ông không nằm ở độ dày của ví, độ “soái” của tướng mạo, mà nằm ở 4 điểm (Cafebiz)

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ bạn nên viết ra 5 gợi ý cho mỗi phần tiêu đề, hoặc có khi còn hơn thế nữa thì mới mong tìm ra được 1 cái phù hợp nhất.

#15. Tạo ấn tượng với độc giả ngay từ phần mở đầu 

Khi khách truy cập vào trang của bạn, bạn sẽ không có nhiều thời gian để thu hút sự quan tâm của họ. Nếu bạn muốn họ ở lại thay vì quay trở về Google và tìm đến đối thủ, hãy tạo ra đoạn mở đầu đầy ấn tượng.

Dưới đây là 6 cách nhanh chóng để thực hiện điều đó:

  • Bắt đầu với một sự thật thú vị, chẳng hạn như một điều gì đó có thật nhưng không phải ai cũng nghĩ tới.

VD: 94% người dùng internet sở hữu tài khoản cá nhân trên Facebook. Việc bỏ lỡ tiếp thị trên trang mạng xã hội này chính là thất thoát lớn cho doanh nghiệp của bạn.

  • Mở đầu bằng cách kể một kinh nghiệm của bản thân (bao gồm cả thành công lẫn thất bại) và bài học rút ra được sau trải nghiệm ấy.

Viết đoạn mở đầu bằng cách kể lại câu chuyện của bản thân

  • Đặt ra 1 câu hỏi và khơi gợi sự tò mò khiến người đọc mong muốn đi tìm câu trả lời trong bài viết.
  • Cung cấp cho người đọc nhiều thông tin mới mẻ nhất.
  • Viết đoạn intro mang tính đối đầu. Đừng tỏ ra quá khích nhưng cũng đừng ngại nêu ra những hành vi phổ biến nhưng gây bất lợi mà độc giả thường xuyên gặp phải, chẳng hạn như “Các nghiên cứu cho thấy 77% content writer gặp khó khăn trong việc viết phần mở đầu của bài viết” .

#16. Tối ưu Title và Meta Descriptions

Nếu bạn thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm, bạn hẳn sẽ biết đến 2 khái niệm thẻ tiêu đề và thẻ meta description.

Cụ thể, thẻ tiêu đề là các liên kết màu xanh dương xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm. Thẻ meta descriptions là các đoạn văn bản xuất hiện bên dưới các liên kết đó.

Theo Google, giới hạn ký tự của thẻ tiêu đề và thẻ meta descriptions lần lượt là 70 và 156 ký tự.

Để tạo những thẻ tiêu đề và thẻ meta hoàn hảo, bạn tuân theo 3 quy tắc sau:

  • Chèn từ khóa chính trong thẻ tiêu đề. Đây là một trong những yếu tố SEO on-page quan trọng nhất cần chú ý.
  • Viết phần thẻ meta hấp dẫn người đọc dựa trên các câu hỏi như: tại sao mọi người nên đọc bài viết này? Bài viết có điểm gì đặc biệt hơn những đối thủ khác?
  • Số lượng ký tự nằm trong khoản giới hạn được đề xuất. Nếu không, title và meta description bị cắt và người dùng khó có thể thấy được.

Title và Meta description bị cắt khi vượt quá kí tự cho phép

#17. Sử dụng internal link kết nối các bài viết lại với nhau

Thay vì lặp lại một thông tin nào đó đã đề cập ở các bài viết trước, bạn có thể gắn link của bài blog đó trong bài viết bạn đang soạn thảo.

Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp người đọc tìm hiểu thêm nội dung liên quan, góp phần tăng lưu lượng truy cập cho những bài viết cũ.

Sử dụng internal link để liên kết các bài viết có liên quan giúp người đọc tìm hiểu thêm các nội dung khác

Hơn thế nữa, khi tất cả nội dung đó được liên kết với nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng trang web của bạn chứa đầy nội dung độc đáo, chất lượng và có liên quan mật thiết với nhau.

Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng liên kết giữa các trang để hiểu mối quan hệ giữa chúng với nhau trên website của bạn.

#18. Tránh nhồi nhét từ khóa

Tôi biết là vấn đề này đã cũ rích rồi nhưng vẫn có nhiều người mắc phải lỗi này.

Dù sao thì tôi vẫn muốn lưu ý lại: Bạn nên tránh tuyệt đối việc nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài viết của mình.

Hành động này không giúp cải thiện thứ tự xếp hàng mà còn có nhiều khả năng bị Google de-index website.

#19. Sử dụng từ ngữ mang tính hành động mạnh mẽ

Mục đích của một bài viết là mong muốn người đọc thực hiện một số hành động nhất định như tương tác hay để lại phản hồi nào đó.

Để làm được như vậy, bạn cần sử dụng ngôn ngữ mang tính thúc đẩy và truyền cảm hứng cho họ thực hiện theo đúng mong muốn của bạn.

Cách dễ dàng nhất là kết hợp các động từ với những từ có tính nhấn mạnh trong bài viết, chẳng hạn như một số cụm từ như trong hình dưới đây:

#20 Trích dẫn nguồn bài viết

Trên thực tế, người viết content (dạng content cung cấp thông tin) rất hay bỏ qua bước trích dẫn nguồn bài viết. Đây quả là thiếu sót lớn cần phải thay đổi.

Nghĩa là, nếu bạn mượn một trích dẫn hoặc một phần thông tin từ đâu đó, hãy gắn link của trích dẫn hoặc thông tin đó vào bài viết.

Nên bổ sung các nguồn tham khảo ở cuối bài viết hướng dẫn

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng hành động này có thể mang lại một số lợi ích thiết thực:

  • Tăng khả năng hiển thị cho bài viết. Bạn có thể liên hệ với tác giả bài viết và cho họ biết khi bài đăng của bạn chính thức được đăng tải. Điều này có thể khuyến khích họ chia sẻ bài viết của bạn trên các trang mạng xã hội của họ, từ đó, mang lại cho bạn nhiều hiển thị và lưu lượng truy cập hơn.
  • Cho thấy rằng các thông tin bạn đưa vào bài viết đều được xác thực rõ ràng, thể hiện công sức nghiên cứu, tìm tòi của bạn.
  • Liên kết với các nguồn trích dẫn đáng tin cậy làm cho bài viết trở nên hữu ích hơn cho người đọc.

Vì vậy, đừng quên hãy trích dẫn các nguồn thông tin nhé!

Giai đoạn 3: Tối ưu bài viết để đăng lên các trang mạng xã hội (distribution)

Để bài viết có thể đạt hiệu quả tối đa, tôi khuyên bạn nên chia sẻ các bài viết của mình lên mạng xã hội.

Thông thường, một bài viết blog nếu được tối ưu kĩ càng thì sẽ mất khoảng 30 – 100 ngày mới có thể lên top.

Trong khoảng thời gian đó, chỉ có những người yêu thích, mong đợi bài đăng mới và thường xuyên truy cập vào website mới biết bạn có bài viết mới.

Chính vì vậy, share bài viết lên mạng xã hội sẽ giúp nhiều người biết đến nó hơn.

Nhưng trước tiên, bạn cần check lại lần cuối cùng…

#21. Rà soát lỗi đạo văn

Đạo văn là lỗi rất dễ gặp phải khi viết content. Không chỉ khiến bài viết nhàm chán do trùng lặp nội dung mà còn mất cơ hội xếp hạng hoặc nhận hình phạt từ công cụ tìm kiếm.

Nếu Google bot phát hiện ra 2 trang có nội dung giống nhau, chúng sẽ nhầm lẫn và không biết nên xếp hạng cho trang nào. Thậm chí còn dẫn diến tìn trạng page bị phạt do mắc lỗi đạo văn.

Vì vậy, trước khi đăng tải bài viết, bạn nên kiểm tra xem liệu nội dung trong bài có quá giống với một trang web nào khác từng viết hay không bằng cách sử dụng công cụ CopyScape.

Đây là một công cụ miễn phí cho phép bạn nhập URL và nhanh chóng check xem liệu có bài viết nào giống mình đã từng publish hay không.

#24. Nắm rõ giới hạn ký tự và nguyên tắc đăng bài trên các trang mạng xã hội 

Content marketers thường gặp phải trường hợp dồn quá nhiều công sức, tận tâm làm nên một bài blog nhưng sau đó lại phải tóm tắt chúng lại để quảng bá trên các trang mạng xã hội do giới hạn ký tự không cho phép.

Để tránh tình trạng kể trên, tôi gửi bạn thông báo về độ dài tối ưu cho các bài đăng trên mạng xã hội và các loại content hoạt động tốt nhất trên mỗi trang..

Nguyên tắc về độ dài bài viết: 

Nguyên tắc hoạt động content của từng kênh:

#25. Thêm vào các hình thức content bổ sung khác (content upgrades)

Content upgrades là các hình thức content bổ sung có thể tải xuống giúp tăng giá trị cho bài viết của bạn; đồng thời, mang đến cho độc giả cơ hội để nhận bonus độc quyền bằng việc đăng ký đến danh sách email.

Dưới đây là một số gợi ý về content upgrades được người dùng ưa chuộng nhất:

  • Mẫu Word hoặc Excel miễn phí
  • Infographics bổ sung
  • Ebooks hoặc báo cáo nghiên cứu hữu ích

#26. Đo lường mức độ thành công trên các kênh mạng xã hội

Bất kỳ content writer nào cũng muốn bài viết của mình chạm đến trái tim người đọc và mang lại kết quả nhất định.

Đó là lý do bạn cần phải đo lường tác động của mỗi tác phẩm tới độc giả trên các phương diện truyền thông khác nhau bằng các cách sau đây:

  • Tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics. Gần như mọi trang web và blog đều được kết nối với tài khoản GA. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó công cụ này ra sao và liệu bạn bạn có biết tận dụng dữ liệu thu được để đo lường hiệu suất và tạo ra nhiều nội dung hay hơn?
  • Đo lường độ thành công của các bài quảng cáo trên mạng xã hội. Chủ đề nào nhận được lượt thích, lượt chia sẻ và nhận xét nhiều nhất? Chủ đề nào người dùng ít quan tâm nhất? Dựa vào đó, cân nhắc xem nên phân chia quảng cáo trên mỗi kênh như thế nào cho hợp lý.
  • Trong trường hợp bài viết hoạt động kém hiệu quả, hãy kiểm tra lại kỹ năng viết cũng như chạy quảng cáo trên mạng xã hội . Bạn có tự tin rằng nội dung của mình hay nhưng vẫn hoạt động kém hiệu quả trên mạng xã hội không? Các thông điệp xã hội bạn chia sẻ có thiết thực không. Đôi lúc, vấn đề nằm ở chính bản thân người viết.

KẾT LUẬN

Tôi tin rằng marketer qua bài viết này nhận ra tầm quan trọng của công việc viết content; đồng thời,  chịu dành thời gian  trau dồi thêm kỹ năngc này. 

Tôi cũng hy vọng bài viết sẽ phần nào tiếp thêm động lực giúp bạn định hình lại cách xây dựng 1 bài content chuyên nghiệp. 

Nếu có mẹo nào hay hơn thì chia sẻ cho tôi biết để cùng nhau học hỏi nhé!

Giờ đến lượt bạn thể hiện khả năng viết bài của mình rồi! Hãy thử áp dụng các mẹo kể trên cùng vốn hiểu biết của bản thân để làm nên 1 bài content hoàn hảo nào!

Chúc bạn may mắn! 

 

Bài viết Cách viết Content hay: 26 cách viết content hiệu quả cho người mới bắt đầu thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Thu Ho.



source https://fiexmarketing.com/content-marketing/cach-viet-content-hay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tin về Công ty cổ phần FIEX Marketing

CUSTOMER JOURNEY MAP – Bản đồ hành trình giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Làm Content Youtube là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view