SEM LÀ GÌ

SEM MARKETING LÀ GÌ

Trong thời đại 4.0 hiện nay, khi cần bất cứ thông tin hoặc khi cần mua một món hàng, chúng ta đều có thói quen tìm hiểu trên các công cụ tìm kiếm (như Google, Facebook v.v…) trước khi đưa ra quyết định.

Do đó mỗi doanh nghiệp đều muốn trang web của mình có thứ hạng cao trong danh mục kết quả của các công cụ tìm kiếm để được khách hàng tiếp cận, nhờ đó mà SEM cũng ngày càng phát triển.

SEM LÀ GÌ

SEM – Search Engine Marketing là tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. SEM là hình thức Marketing bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của bạn được hiển thị ở vị trí mong muốn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Search Engine Marketing

Thông thường khi tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet, người dùng thường có thói quen click vào các trang thông tin được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm.

Do đó, để thông tin của bạn được khách hàng tiếp cận nhanh chóng, hãy sử dụng SEM như một trợ thủ đắc lực.

2 thành phần chính của SEM

Để có thể hiểu chi tiết về SEM thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 thành phần chính tạo nên SEM bao gồm SEO và PPC.

2.1. SEO

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa SEM và SEO. Tuy nhiên, SEO chỉ là một phần trong SEM. SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, là việc tối ưu hóa trang web để trang web của bạn có được vị trí tốt nhất có thể trên các công cụ tìm kiếm mà không cần phải tốn bất cứ chi phí nào.

SEO thường hoạt động dưới 2 phương thức cơ bản là SEO on page và SEO off page.

SEO on page là việc sử dụng các thao tác, kỹ thuật SEO bên trong website sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm, sau khi cấu trúc website đã được tối ưu hóa.

Để SEO On-page hoạt động có hiệu quả, bạn cần:

  • Xây dựng nội dung trang web thật chất lượng bằng cách tối ưu các thẻ đặc biệt là tiêu đề và meta description trong từng bài viết của website, kết hợp sử dụng các từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều.
    Ngoài ra cũng cần tối ưu các thẻ title, heading…
  • Thêm từ khóa phù hợp bên dưới các hình ảnh
  • Thực hiện các liên kết nội bộ một cách khoa học trên website v.v…

SEO off page sau đó sẽ được thực hiện bên ngoài website bằng cách xây dựng các liên kết để trở về website ban đầu.

Các công cụ tìm kiếm với nhiệm vụ của mình sẽ tiến hành quét dữ liệu, tính toán độ liên quan và trả về kết quả cho người tìm kiếm khi họ yêu cầu.

Khi đó, nếu bạn đã tiến hành SEO một cách hiệu quả thì trang web của bạn sẽ đứng thứ hạng càng cao trên bảng kết quả tìm kiếm.

Theo thống kê, 3 trang web đứng ở vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm thường nhận được hơn 60% lưu lượng truy cập. 

Đứng ở vị trí càng cao thì lượt truy cập website của bạn sẽ càng tăng, lượng khách hàng tiềm năng cũng sẽ nhiều hơn và giúp cho doanh nghiệp của bạn càng phát triển.

2.2. PPC

Bên cạnh SEO, bạn cũng có thể sử dụng PPC để website của mình nhanh chóng được người dùng tiếp cận hơn.

PPC (Pay per click) là hình thức trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để trang/ quảng cáo của bạn được xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm.

Với mỗi cú click chuột của người dùng, bạn sẽ trả tiền cho trang công cụ tìm kiếm đó. Trong đó, hệ thống chạy PPC phổ biến nhất hiện nay chính là Google Ads.

PPC cũng được biết đến với chức năng tương tự SEA, Search Engine Advertising, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.

Để PPC hoạt động, bạn cần tạo một tài khoản với trang mà bạn muốn chạy quảng cáo trên đó. Sau đó, xây dựng các chiến lược quảng cáo với một số nhóm từ khóa nhất định, rồi xác định đối tượng mục tiêu cho quảng cáo. Cuối cùng, bắt đầu chiến dịch và trả tiền khi có ai đó click vào trang quảng cáo của bạn.

Ngoài ra, SEM cũng bao gồm cả SMO, SMM và SMA. Trong đó, SMO là Social Media Optimization hay còn gọi là tối ưu hóa các mạng xã hội social media. SMM là Social Media Marketing, tiếp thị thông tin qua các mạng xã hội. Cuối cùng là SMA, Social Media Ads, tiếp thị quảng cáo trên social media để tăng lưu lượng truy cập website

Hai thành phần chính của SEM là SEO và PPC có thể bổ trợ cho nhau làm tối ưu hóa hoạt động Marketing của bạn. Nhưng bạn cũng có thể tham khảo thêm cả SMO, SMM và SMA.

3. Vì sao doanh nghiệp cần SEM (Ưu nhược điểm)

Có nhiều lý do để kết hợp SEM với các chiến lược Marketing trên Internet của doanh nghiệp:

  • Nhận được lưu lượng truy cập chất lượng cao trên trang:

Một trong những cơ sở của bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào là thu hút được đúng người dùng vào trang đích của doanh nghiệp.

SEM là một phương thức hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người dùng và tạo ra các truy cập sau khi người dùng lựa chọn trên trang tìm kiếm của họ.

Điều này cũng đảm bảo người dùng có khả năng quan tâm đến thương hiệu của bạn.

  • Làm cho thương hiệu/ doanh nghiệp của bạn nổi tiếng trên toàn thế giới:

Hiện diện ở trang đầu công cụ tìm kiếm là cách tuyệt vời để tăng khả năng hiển thị cho thương hiệu của bạn. Ngay cả khi họ không nhấp vào trang thì bạn cũng có nhiều khả năng được biết đến hơn.

  • Tạo chuyển đổi:

Các công cụ tìm kiếm như Google Ads thường cung cấp tất cả các loại phương tiện để đo lường chuyển đổi, do đó đảm bảo được hiệu quả cho quảng cáo của bạn.

  • Có khả năng điều chỉnh ngân sách:

Hình thức PPC trên công cụ tìm kiếm có khả năng điều chỉnh ngân sách theo nhu cầu của bạn bất cứ lúc nào, vì vậy, bạn vẫn có thể sử dụng PPC nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn đầu tư ban đầu không quá lớn.

Ngoài những ưu điểm của SEM đã được kể trên thì SEM là một quá trình dài, tốn nhiều thời gian nếu bạn tập trung vào SEO. Và nếu tập trung vào PPC thì bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí, đặc biệt nếu như ngành nghề của bạn mang tính cạnh tranh cao, bạn sẽ càng tốn nhiều chi phí hơn để có được chỗ đứng trên các công cụ tìm kiếm.

Quảng cáo của bạn cũng sẽ biến mất sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo hoặc bị người dùng chặn nếu họ cảm thấy bị làm phiền. 

SEM là công cụ giúp bạn có được vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Một doanh nghiệp không thể tồn tại trực tuyến nếu không tuân thủ các phương pháp SEM và chiến dịch SEM chỉ hoạt động hiệu quả khi doanh nghiệp kết hợp tốt cả 2 hình thức SEO và PPC.

Bài viết SEM LÀ GÌ thuộc quyền sở hữu của FIEX Marketing - được viết bởi Thu Ho.



source https://fiexmarketing.com/sem-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tin về Công ty cổ phần FIEX Marketing

Làm Content Youtube là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view

CUSTOMER JOURNEY MAP – Bản đồ hành trình giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng